Hỗ trợ tài chính và tôn vinh các nghệ nhân rối nước

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Hỗ trợ tài chính và tôn vinh các nghệ nhân rối nước

Tất cả các đề xuất: sưu tầm, khôi phục các tích trò, sáng tạo ra các tích trò mới, tăng cường đưa rối nước tham gia phục vụ du lịch… là để cho rối nước Nam Chấn có thể tồn tại, duy trì và hoạt động trong xã hội hiện đại. Thực hiện nhiệm vụ đó, những người nghệ nhân trong phường Nam Chấn với tình yêu rối luôn luôn có trách nhiệm. Họ sẽ là lực lượng nòng cốt để đưa múa rối nước Nam Chấn phát triển và khởi sắc trong bức tranh sắc màu của rối nước đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên một mình họ, không thể thực hiện thành công. Bởi vì để thực hiện được những công việc đó đòi hỏi những nỗ lực sáng tạo và kinh phí rất lớn: kinh phí đầu tư làm rối, mua sắm trang phục, viết kịch bản, sáng tạo tích trò, đầu tư cơ sở vật chất… Hơn nữa nếu không có sự quan tâm

101

của xã hội thì hơn hai chục nghệ nhân của phường rối cũng không đủ động lực để thực hiện điều mình mong mỏi. “Phép màu” chỉ có thể xảy ra khi có sự đầu tư quan tâm, giúp sức của Nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ sở lữ hành du lịch và đặc biệt là nhân dân địa phương… Việc bảo tồn và xây dựng và phát triển rối nước dân gian đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Có như vậy múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong giai đoạn hiện nay. Đó là điều kiện cần và thiết thực nhất để nghệ thuật múa rối nước Nam Chấn tồn tại tự thân ngay ở trong làng, xã rồi vươn xa.

Bên cạnh đó, tôn vinh các nghệ nhân múa rối nước là một điều cần thiết, góp phần thúc đẩy sự phát triển của rối nước Nam Chấn. Cuộc sống của những người nghệ nhân Nam Chấn xưa nay rất bấp bênh. Mặc dù biểu diễn ở Bảo tàng Dân tộc học có, lưu diễn phục vụ các lễ hội, hội nghị, chương trình sự kiện ở các địa phương khác có… nhưng trừ đi tất cả chi phí, số tiền ngày công nhận được của những người nghệ nhân rối nước Nam Chấn chẳng đáng là bao thường thì 30 000 - 50 000đ/ ngày, nhiều thì 100 000 - 120000đ/ ngày. Nói như trưởng phường rối nước Phan Văn Khuể thì đó là “yêu mà chơi mà giữ lấy nghề”.

Ở phường rối nước Nam Chấn, các nghệ nhân không chỉ có khả năng biểu diễn, sáng tạo các trò diễn đặc sắc mà còn biết tạo hình con rối… Tuy nhiên, ngoài các nghệ nhân được tôn vinh hoặc có may mắn được đứng trên các sân khấu lớn, đi biểu diễn ở nước ngoài như cố nghệ nhân Phan Văn Ngải, nghệ nhân Phan Thanh Liêm… còn lại phần lớn các nghệ nhân dù chưa được biết đến song vẫn âm thầm công việc truyền dạy, chuyển tải vốn di sản của mình cho thế hệ trẻ. Ở phường Nam Chấn, thế hệ nghệ nhân “lão luyện” nhất bây giờ phải kể đến Phan Văn Niệm năm nay 86 tuổi và nghệ nhân Phan Văn Mao 83 tuổi - hai nghệ nhân thuộc thế hệ đầu tiên cùng với cố nghệ nhân Phan Văn Ngải đi biểu diễn ở 6 nước Tây Âu năm 1984 và nghệ nhân Phan

102

Văn Thuyên 82 tuổi nhưng đều rất nhiệt huyết với việc biểu diễn và truyền nghề cho thế hệ trẻ. Những thế hệ kế cận như nhạc công Phan Văn Điến (74 tuổi), diễn viên Phan Văn Yêm (73 tuổi) cũng đã dành tâm huyết, thời gia để yêu và để cống hiến với rối nước đến giờ… Và ở các phường rối khác cũng thế, có rất nhiều tấm gương về yêu nghề, gắn bó và hết lòng vì “nụ cười chú Tễu”. Những con người luôn âm thầm, giản dị và mộc mạc vì nghệ thuật “độc nhất vô nhị” đó cần phải được tôn vinh.

Chúng ta cần tôn vinh và phát huy vai trò của các nghệ nhân dân gian trong việc giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc, cần đưa những nghệ nhân dân gian tham gia thường xuyên vào các lễ hội, ngày hội văn hóa của địa phương và trong nước.

Hiện nay, có nhiều nghệ nhân dân gian đã cao tuổi, kho tàng văn hóa phi vật thể mà họ nắm giữ lại chủ yếu được lưu trong trí nhớ theo phương pháp truyền miệng, truyền nghề; nguy cơ mai một của nhiều di sản văn hóa quý giá đang diễn ra. Trách nhiệm cao cả này trước hết cần vai trò của các nhà quản lý của tỉnh Nam Định, các lãnh đạo của huyện Nam Trực và của địa phương các thôn, xã cùng đông đảo nhân dân. Việc cộng đồng thừa nhận những tài năng dân gian, tôn vinh và tạo điều kiện tốt nhất để họ sống lâu, sống khỏe, phát huy khả năng của mình trong sự nghiệp bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Khi đời sống nghệ nhân được ổn định thì nghệ thuật nhất định sẽ được nâng cao. Nếu nghệ nhân không phải bươn chải với những công việc trái nghề để mưu sinh, tồn tại; nếu như họ có thể đảm bảo mức thu nhập bình thường cho cuộc sống hàng ngày từ rối nước thì họ - những con người luôn yêu nghề, say mê với rối sẽ sẵn sàng cống hiến hết sức mình cho nghệ thuật độc đáo này.

103

Tiểu kết chương 3

Rối nước Nam Chấn chân chất, hiền hòa với chiếc ao làng Rạch, mái đình cổ, với vòng tay ấm ấp của người dân lam lũ thôn Rạch, rối nước gắn liền với lễ hội Bàn Thạch mỗi dịp tháng Giêng xuân về…

Rối nước Nam Chấn là một trong ba phường rối ra đời sớm nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nổi tiếng với bề dày truyền thống, ý thức gìn nghề cùng khả năng tự làm quân rối của các nghệ nhân được đông đảo các phường bạn và các đơn vị rối nước chuyên nghiệp đặt hàng bằng những hợp đồng thường xuyên. Phường rối Nam Chấn cùng với phường Nguyên Xá là những người thầy đầu tiên truyền dạy cho nhà hát múa rối Trung ương Việt Nam đồng thời có công lớn trong việc sáng tạo 17 trò cổ phổ biến và tiêu biểu của rối nước Việt Nam hiện nay. Phường Nam Chấn góp phần cho sự phát triển của rối nước bằng việc tiên phong đưa nữ giới biểu diễn, tham gian tổ chức phường hội rối nước.

Ngày nay, trên con đường phát triển rối nước Nam Chấn gặp không ít khó khăn đặc biệt là khó khăn về cơ sở vật chất, giao thông, kinh phí đầu tư... tuy nhiên cũng có những ưu thế nổi bật mà không phải phường rối nào cũng có được đó là sự truyền thống lâu đời, sự tồn tại liên tục, không bao giờ thiếu các thế hệ kế cận nghề rối cùng khả năng tự tạc quân rối của các nghệ nhân...

Đại văn hào M. Gocki đã nói: “Bất cứ di sản phi vật thể nào của nhân dân cũng không cần đi tìm sự bất tử, bởi bản chất của nó vốn đã là bất tử”.

Múa rối nước là một di sản như thế. Trên cơ sở phát huy đặc điểm nổi trội của múa rối nước Nam Chấn, chọn cho mình hướng đi phù hợp, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng rối nước Nam Chấn sẽ tìm được những người bạn thân thiết, tin cậy.

104

KẾT LUẬN

1. Rối nước là nghệ thuật diễn xướng độc đáo, là sản phẩm văn hóa kết tinh của trí thông minh, óc sáng tạo, tài khéo léo của cư dân trồng lúa vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Nó là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên đất trời ban tặng cho chủ nhân vùng sông nước định cư trên mảnh đất Việt. Giữa nghệ thuật múa rối nước và không gian sản sinh ra nó có một mối quan hệ khăng khít, mật thiết. Không gian văn hóa sông nước chính là tiền đề cho sự ra đời của loại hình nghệ thuật múa rối nước. Nếu không có không gian này thì không thể có sự hiện diện của loại hình nghệ thuật “độc nhất vô nhị” - một di sản văn hóa quý giá của Việt Nam. “Yếu tố nước” là điều kiện cho sự ra đời của nghệ thuật múa rối nước nhưng yếu tố quyết định để khai sinh rối nước cũng như hình thành sắc thái rối nước lại chính là sự sáng tạo, tài hoa của những người nghệ nhân - nông dân.

2. Phường rối nước Nam Chấn là phường rối lâu đời nhất của mảnh đất Hà Nam Ninh xưa, là tác giả của 17 trò cổ, nức tiếng với bề dày truyền thống nuôi dưỡng nghề rối bằng chính nỗ lực của nhân dân địa phương trong nhiều thế kỷ… Rối nước Nam Chấn xưa và nay được ngợi ca, truyền tụng bởi các nghệ nhân biết tự làm rối, nơi sinh ra những người thầy đầu tiên đã truyền nghề thành lập nên cơ sở múa rối nước chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam… Theo dòng chảy của thời gian, rối nước Nam Chấn luôn khẳng định mình trong nền nghệ thuật múa rối nước Việt Nam và sẽ mãi là viên ngọc để nâng niu, trân trọng, mãi là mảng màu đẹp đẽ trong bức tranh 15 phường rối dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Rối nước Nam Chấn vẫn luôn khẳng định sức sống tiềm tàng, không ẩn mình sau lũy tre làng mà đang vươn mình trên khắp dải đất hình chữ S, vươn xa với “khoảng trời” năm châu để khẳng định một sắc thái nghệ thuật độc đáo của rối nước thành Nam.

105

Nghệ thuật rối nước phường Nam Chấn góp phần tôn vinh hình thức sân khấu mặt nước “có một không hai” trên thế giới, hấp dẫn người xem bởi những biến hóa kỳ lạ, bất ngờ; tôn vinh một di sản văn hóa - nơi lưu giữ hồn Việt với việc phản ánh phong phú đời sống lao động sản xuất, tâm tư tình cảm của cả một cộng đồng dân tộc. Đó là một sứ giả văn hóa đang cần mẫn, bền bỉ mang nét tinh túy của văn hóa dân tộc đến với năm châu, giúp họ hiểu và thêm yêu mến đất nước và con người Việt Nam.

Cùng với các ngành nghệ thuật sân khấu khác như: tuồng, chèo, ca trù, chầu văn, quan họ, kịch nói… múa rối nước Nam Chấn nói riêng và rối nước vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung làm nên nền nghệ thuật sân khấu đa dạng của Việt Nam. Thể hiện đậm nét văn hóa Việt, múa rối nước là một “đặc sản” của sân khấu Việt Nam đồng thời đóng góp to lớn vào nền sân khấu của nhân loại.

3. Dòng thời gian chảy trôi biết bao sự vận động và biến đổi đang diễn ra từng ngày trên mọi miền quê, trong sự hội nhập và phát triển ngày nay, rối nước Nam Chấn cũng như các phường rối nước dân gian khác gặp trở ngại không ít về mọi mặt. Do đó rất cần được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương cùng sự chung tay đồng lòng của người dân bản địa và các tổ chức, đoàn thể… để các phường rối dân gian gìn giữ được sắc thái riêng, bảo tồn, phát triển rối nước địa phương, rối nước Việt Nam.

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Du lịch, Người “thổi hồn” cho con rối Nam Chấn,

http://www.dulichnamdinh.com.vn/viewdetails.aspx?Id=1112, 02/08/2010. 2. Báo Nam Định, Tiềm năng văn hoá du lịch Nam Trực,

http://www.dulichnamdinh.com.vn/viewdetails.aspx?Id=969, 08/12/2010. 3. Quốc Bảo (2006), “Rối nước Việt Nam”, Văn hóa nghệ thuật, (2), tr. 56 - 57. 4. Vương Duy Biên (2006), 50 năm Nhà hát Múa rối Trung ương, Nxb Văn

hóa dân tộc.

5. Tô Văn Binh, Chìm, nổi gánh rối làng Rạch,

http://www.baomoi.com/Chim-noi-ganh-roi-nuoc-lang- Rach/52/3025522.epi, 05/08/2009

6. Lâm Chi (2005), “Níu chân người”, Sân khấu, (10), tr. 12 - 13. 7. Sao Chi, Người nghệ sĩ với tâm huyết truyền bá rối nước Việt,

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nguoi-nghe-si-voi-tam-huyet-truyen- ba-roi-nuoc-Viet/20125/137959.vgp, 14/05/2012

8. Thảo Chi, Nghệ nhân Phan Văn Ngải: Người giữ hồn cho rối nước, http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30 472&cn_id=516617, 09/04/2012

9. Hoàng Chương (chủ biên), Đoàn Thị Tình, Đặng Ánh Ngà, Phan Thanh Liêm (2012), Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 10. Lý Khắc Cung (2006), Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, Nxb Văn hoá

Thông tin, Hà Nội.

11. Lý Khắc Cung, Đặng Ánh Ngà (2006), “Chuyện làng rối ngày ấy…bây giờ”, Văn hoá nghệ thuật, (2), tr. 51 - 55.

12.Đảng Ủy xã Hồng Quang (2007), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hồng Quang, Sở Văn hóa Thể thao Nam Định.

13. Lưu Danh Doanh (1993), “Nghệ thuật múa trong múa rối nước ở Thạch Thất - Hà Tây, Văn hóa dân gian, (3), tr. 32 - 34.

107

14. Hoàng Kim Dung (1997), Múa rối Việt Nam những điều nên biết, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

15. Hoàng Kim Dung (2006), “Phác họa bức tranh rối nước chuyên nghiệp”,

Văn hóa nghệ thuật, (2), tr. 58 - 60.

16. Thùy Dung, Giữ hồn rối làng Rạch trong các tích trò , Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30672 &cn_id=504999 , 07/02/2012

17. Thùy Dung, Sống động rối nước làng Rạch trong các tích trò, http://www.cinet.gov.vn/articledetail.aspx?articleid=6049&sitepageid=541 #sthash.E12BVRfK.dpbs, 06/02/2012.

18. Tuấn Giang, Bức tranh sắc màu múa rối Việt Nam, Báo điện tử Sân khấu,

http://sankhau.com.vn/news/buc-tranh-sac-mau-mua-roi-viet-nam--da- co.aspx. 08/02/2014

19. Yên Giang (1990), “Đôi điều về rối nước làng Gia”, Văn hóa nghệ thuật, (5), tr. 59 - 62.

20. Ngô Quỳnh Giao (1996), 40 năm Nhà hát Múa rối Trung ương, Nxb Văn hóa dân tộc.

21. Dương Hằng (2006), “Đưa truyện cổ Anđecxen xuống thủy đình” , Sân khấu, (2), tr. 34.

22. Nguyễn Hằng, Phan Thanh Liêm - Người tiên phong đưa thủy đình… về nhà,http://dantri.com.vn/van-hoa/phan-thanh-liem-nguoi-tien-phong-dua- thuy-dinhve-nha-694199.htm, 13/02/2013

23. Lê Quý Hiền, Rối nước - "Đặc sản" văn hóa Việt, Báo điện tử Sân khấu, http://sankhau.com.vn/news/roi-nuoc--dac-san-van-hoa-viet.aspx,27/03/2014 24. Lam Hồng, Nghệ nhân dân gian với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, 25. http://baonamdinh.com.vn/channel/5087/201110/Nghe-nhan-dan-gian-

108

26. Lam Hồng, Nam Trực phát triển văn hóa theo tiêu chí nông thôn mới, http://baonamdinh.com.vn/channel/5086/201204/Nam-Truc-phat-trien- van-hoa-theo-tieu-chi-nong-thon-moi-2160925/, 24/04/2012.

27. Lam Hồng, Rối nước Làng Rạch,

http://www.dulichnamdinh.com.vn/viewdetails.aspx?Id=868, 29/06/2011. 28. Nguyễn Huy Hồng (1987), Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, Sở Văn

hóa và Thông tin Thái Bình.

29. Nguyễn Huy Hồng (1988), “Nghệ thuật rối thời Lý”, Văn hóa dân gian, (1+2), tr. 39-45.

30. Nguyễn Huy Hồng (2007), Nghệ thuật múa rối, Nxb Sân khấu Hà Nội. 31. Nguyễn Khang, Những nét độc đáo của nghệ thuật múa rối nước Nam

Định, Văn hóa Thể thao và Du lịch Nam Định, (01), tr 43 - 44. 32. Phạm Kiên, (2011) “Làm mới rối nước Đồng Ngư”,

http://www.baomoi.com/Lam-moi-roi-nuoc-Dong-Ngu/137/5395754.epi, 17/12/2010.

33. Dương Lan (2006), Đặc sản rối nước thôn Rạch, Chuyên đề dân tộc và miền núi, (17), tr 6.

34. NSƯT Chu Văn Lượng, Tiết mục nghệ thuật rối nước được sáng tạo từ đâu?, Báo điện tử Sân khấu, http://sankhau.com.vn/news/tiet-muc-nghe- thuat-roi-nuoc-duoc-sang-tao-tu-dau.aspx, 27/03/2014.

35. Hồng Minh, Tuyết Loan, Nam Chấn - Phường rối nước lâu đời nhất Bắc,http://roinuochongquang.webs.com/disanvanhoa.htm.

36. Thuý Nga, (2006) “Rối nước đặc sản của sân khấu dân tộc”, Văn hoá nghệ thuật, (2), tr. 85 - 87.

37. Đặng Nguyễn (2006), “Phong cách nhạc rối đôi điều suy nghĩ?”, Văn hóa nghệ thuật, (2), tr. 71 - 72.

38. Thưởng Hải Ninh (2008), “Trăn trở… rối nước”, sggp.org.vn, 22/10/2008. 39. Đặng Thị Lan Phong (2009), “Từ huyền tích của Từ Đạo Hạnh đến lễ hội

109

40. Nguyễn Lan Phương (1987), “Nghệ thuật múa rối Hà Nội”, Văn hóa nghệ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)