Quản lý của chính quyền và khả năng xã hội hóa

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Quản lý của chính quyền và khả năng xã hội hóa

Để một loại hình nghệ thuật truyền thống như múa rối nước tồn tại và phát triển rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương cũng như sự nâng niu, trân trọng của cộng đồng. Rối nước ở Nam Chấn (Nam Định) hay các phường rối khác các tỉnh, thành vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng cần như thế.

Nghệ thuật múa rối nước lâu nay vốn đã gắn chặt với sinh hoạt cộng đồng của địa phương, đó là nghệ thuật của ao làng, của hội làng. Nếu tách ra

95

khỏi “môi trường sống” của mình, rối nước sẽ mất đi vẻ đẹp vốn có. Chính vì vậy để bảo tồn và phát triển rối nước cần phải được nâng niu và trân trọng rối nước ngay chính không gian làng quê Việt Nam. Ngày nay, rối nước đã ra khỏi ao làng, đi chu du khắp năm châu, khắp đô thị phồn hoa nhưng không ai có thể phủ nhận một điều, múa rối nước đẹp nhất là chính ở không gian bình dị và thân quen của chiếc ao làng.

Trên thực tế nghiên cứu, tác giả thấy người dân làng Rạch thuộc các thế hệ và tầng lớp vẫn luôn yêu rối, dành cho rối nước những tình cảm nồng đượm. Dịp lễ hội mỗi năm luôn được sự quan tâm của cả dân làng. Rối nước phường Nam Chấn với 20 nghệ nhân chính thức đều sống và sinh hoạt trong thôn, chính do đó tình yêu rối ở mỗi gia đình và ra đến xóm ngõ. Không chỉ những thế hệ trung tuổi trở đi mà những thế hệ trẻ làng Rạch cũng luôn ý thức về nghệ thuật độc đáo của quê hương mình. Hỏi về rối nước, tác giả thấy được sự tận tình của những người dân nơi đây; những đôi mắt ánh ngời, nụ cười tươi là minh chứng cho những tình cảm đó.

Tình yêu rối thì nhiều, họ luôn coi rối nước là một phần không thể thiếu trong cộng đồng, trong sinh hoạt lễ hội của thôn nhưng hành động với rối nước thì còn cần nhiều hơn nữa. Có lẽ một phần là do chưa có tổ chức, lãnh đạo khởi xướng và duy trì hoạt động. Những người dân nơi đây yêu rối nhưng chưa thực sự hiểu được những khó khăn của nghệ thuật này. Chỉ những người làm rối, những người trong nghề mới trăn trở và băn khoăn khi rối nước vẫn luôn quanh quẩn với những trò cổ, muốn sáng tạo trò mới nhưng vấn đề “kinh phí” luôn nhức nhối, những quân rối ngày một hỏng hóc mà không có tiền để thay mới…, muốn “có đất diễn” nhưng cơ sở vật chất không đáp ứng đủ….

Thực trạng này ở phường rối Nam Chấn có lẽ cũng bắt gặp ở nhiều phường rối khác. Và nhìn nhận ở thực tế, sự quan tâm của chính quyền địa phương ở đây cũng không nhiều. Gặp gỡ với chính quyền xã, tác giả nhận

96

được lời xác nhận thẳng thắn: “Địa phương cũng không có bất kỳ nguồn kinh phí nào để hỗ trợ cho phường rối. Do phường rối tự túc thôi”. Hỏi về chủ trương của các cấp lãnh đạo huyện, tỉnh thì vẫn trùng một câu trả lời. Bên cạnh việc không có hỗ trợ về kinh phí của bất kỳ tổ chức nào ở địa phương, một khó khăn nữa mà rối nước Nam Chấn gặp phải đó là thiếu cơ sở hạ tầng, xa trung tâm nên thiếu khán giả… và do đó mặc dù có nhiều lợi thế về tiết mục đa dạng, sự tài năng của các nghệ nhân nhưng Nam Chấn khó có cơ hội phát triển. Tất cả những điều đó là một thách thức không nhỏ cho rối nước Nam Chấn khi phát triển.

Để khắc phục điều này, nhất thiết cần có một tổ chức, một cá nhân đứng đầu đủ năng lực để giúp nhân dân địa phương hiểu và chung tay góp sức, chia sẻ cả bằng vật chất và tinh thần với phường rối Nam Chấn để nghệ thuật múa rối nước không bị lụi tàn trước nhịp sống hối hả của cuộc sống đương đại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)