Hệ thống âm thanh, ánh sáng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.4. Hệ thống âm thanh, ánh sáng

Ban nhạc của phường Nam Chấn sử dụng các loại nhạc cụ gồm trống, chiêng, nhị, sáo. Tiếng trống đánh theo nhịp hay theo hồi là tín hiệu điều khiển quân rối ra hay vào, động tác nhanh hay chậm… Về phần hát lời thoại trước đây thường do các nghệ nhân điều khiển con trò hát, sau này phát triển lên thì có một ban nhạc riêng để hát lời thoại và chơi nhạc cụ. Dàn nhạc rối trước đây của phường Nam Chấn hay các phường bạn đều không xuất hiện trước khán giả. Những người nhạc công thường ngồi phía trong buồng trò và theo dõi con rối qua khe hở của tấm mành. Hiện nay, ban nhạc và người hát lời thoại đã ra khỏi buồng trò, đứng trên bờ để quan sát và khớp lời thoại để dễ dàng hơn. Điều này cũng tạo sự thu hút khán giả hơn không chỉ bởi tài năng mà còn bởi văn hóa dân tộc thông qua các bộ trang phục.

Mỗi buổi biểu diễn của phường Nam Chấn thường phải có 10 - 12 người xuống nước để điều khiển con trò và hai người trên bờ có nhiệm vụ sắp quân rối. Mỗi tích trò có thời gian khoảng từ 10 - 15 phút. Thời gian diễn các tích trò không được kéo dài vì nó sẽ khiến tích trò kém phần sinh động, các quân rối không được nhanh và linh hoạt.

Phường rối Nam Chấn ngày nay đã được hiện đại hóa các trang thiết bị. Phường rối đã sử dụng hệ thống các thiết bị âm thanh, hệ thống đèn chiếu sáng để phục vụ khán giả trong những buổi biểu diễn, các chuyến lưu diễn. Theo các nghệ nhân thì ngày trước, biểu diễn trò rối chỉ diễn ra ban ngày vì nếu diễn vào ban đêm thì không có đủ ánh sáng. Khi đó chưa có điện, chỉ có đèn dầu nên phải biểu diễn vào ban ngày và sử dụng ánh sáng tự nhiên.

Ngoài việc hỗ trợ về âm thanh, ánh sáng ngay trong phường, Nam Chấn còn có điểm tự hào là tự sản xuất, hỗ trợ về con rối. Hiện làng Rạch có một số xưởng tạo hình chuyên làm các con trò để phục vụ việc biểu diễn của phường rối nước và một số phường khác. Trên địa bàn Nam Chấn mà cụ thể là tập trung ở

75

thôn Rạch hiện tại có 3 xưởng làm rối của các gia đình: gia đình ông Phan Văn Triển, gia đình nghệ nhân Đặng Văn Bền và gia đình của hai anh em nghệ nhân Phan Văn Mẽ, Phan Văn Mạnh. Đây đều là những gia đình có truyền thống tạo tác quân rối, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Con rối do nghệ nhân Nam Chấn tạo ra nổi tiếng rất có hồn và độ bền cao. Những xưởng làm rối của các gia đình nghệ nhân này không chỉ làm rối cho phường rối Nam Chấn biểu diễn mà còn làm rối bán cho rất nhiều phường rối khác và cả những đoàn rối chuyên nghiệp như: phường rối Nguyên Xá (Thái Bình), Đông Các (Thái Bình), Đồng Ngư (Bắc Ninh), phường Nghĩa Hưng (Nam Định), phường Nam Giang (Nam Định) hay Nhà hát múa rối nước Việt Nam, Nhà hát múa rối Thăng Long…. Việc tự sản xuất và tạo tác quân rối là một truyền thống quý báu của Nam Chấn được duy trì từ khi thành lập phường đến nay. Việc này đảm bảo, củng cố và duy trì sự phát triển của phường rối đồng thời với việc sản xuất rối để bán đáp ứng nhu cầu của một số phường khi nghệ nhân không có khả năng tạo quân rối đã góp phần làm tăng thêm thu nhập của những nghệ nhân Nam Chấn. Tuy trừ phí nguyên vật liệu, tiền thu nhập không đáng kể. Một con rối cao khoảng 40cm có giá khoảng 400 nghìn. Loại to như chú Tễu dao động từ 1,2 đến 1,5 triều đồng. Mặt tích cực là thế nhưng có một vấn đề khác lại đặt ra khi cùng một cơ sở sản xuất rối thì những con rối dù tinh xảo và đường nét, trang trí cầu kỳ đến đâu vẫn có thể làm mờ đi dấu ấn địa phương của mỗi phường rối.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)