Dân cư và đặc trưng văn hóa

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Dân cư và đặc trưng văn hóa

Hiện nay xã có tổng số 3637 hộ gia đình với tổng dân số là 13944 người (theo báo cáo tổng kết năm 2013 của xã). Như vậy, mật độ dân số của xã là 1322 người/km2. Dân số đông đã tạo sức ép nhiều mặt đối với kinh tế,

25

xã hội và môi trường giống như tình trạng chung của huyện Nam Trực và rộng ra là tỉnh Nam Định.

Đặc trưng nổi bật của địa phương là tuyệt đại bộ phận cư dân làm nông trồng lúa nước.

Thủ công nghiệp: Nếu chỉ sử dụng lao động trong nông nghiệp thì địa phương vẫn còn rất nhiều lao động dư thừa, nhất là vào những lúc nông nhàn. Để giải quyết tình trạng dư thừa lao động, khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động nông nghiệp, xã cũng như những địa phương khác của vùng rất phổ biến các làng nghề. Nhân dân trong xã có một số nghề thủ công cổ truyền như: Nhuộm, dệt vải, làm hoa giấy ở Báo Đáp, làm tương, hàng sáo ở Lạc Đạo… Bên cạnh đó, hiện nay có xu hướng phát triển nghề thủ công sản xuất các mặt hàng hoa nhựa và trồng hoa, cây cảnh và điều này đã đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ gia đình.

Trên nền tảng văn hóa lúa nước, các sáng tạo văn hóa khác đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của kinh tế nông nghiệp, xã hội nông thôn và cư dân nông dân. Do vậy, đặc trưng văn hóa của Nam Chấn cũng không nằm ngoài đặc trưng của vùng.

Thương nghiệp: Trên địa bàn xã có hai chợ là chợ Hóp và chợ Xám được hình thành từ thời phong kiến. Chợ Hóp được họp vào mỗi buổi chiều nên còn gọi là chợ Hôm. Chợ Xám được họp tại xóm Thị (Lạc Đạo), sau đó do nhu cầu họp chợ ngày càng đông nên từ năm 1977 chợ được mở rộng quy mô. Chợ là nơi giao lưu, buôn bán, trao đổi của người dân không chỉ trong xã mà còn cả ở các xã lân cận.

Tôn giáo tín ngưỡng: Phát huy truyền thống của dân tộc, nhân dân nơi đây coi trọng truyền thống thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Theo thống kê của xã, tính đến năm 2013, xã có 8 ngôi đền và 23 từ đường dòng họ. Nổi tiếng nhất còn có Đình Xám. Đình Xám hay còn gọi là đình Hát ở thôn Lạc Đạo xã

26

Hồng Quang huyện Nam Trực là di tích thờ Phụ dực quốc chính Thượng tướng quân Trần Minh Công. Trần Minh Công tên thật là Trần Lãm, sinh ngày 18 tháng 8 (không rõ năm), cha là Trần Đức, mẹ là Lâm Thị. Quê gốc của ông vốn ở Quảng Đông (Trung Quốc), dời về phương nam vào thời Ngô Vương Quyền (939 - 944) cùng gia đình làm nghề đánh cá tại cửa biển Bố Hải (Thái Bình). Lễ hội đình Xám được tổ chức vào ngày 17 đến 19 tháng 8 âm lịch hàng năm. Hội đình Xám ngoài những màn rước kiệu, tế lễ long trọng còn có các cuộc thi đấu vật, bắt vịt, chọi gà, múa rối nước, bơi chải, biểu diễn trống chèo và thi hát… Đình Xám là một trong những di tích lịch sử - văn hóa có nhiều giá trị ở Nam Định. Ngôi đình là sản phẩm thể hiện công sức sáng tạo của một tập thể nhân dân lao động, là một chứng tích lịch sử mang dấu ấn dân tộc. Tại đây chúng ta không chỉ được tham gia vào lễ hội mang đậm sắc thái dân gian truyền thống của dân tộc mà còn cảm nhận được những thành tựu nghệ thuật, phong cách tạo hình của một thời kỳ lịch sử. Đình được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa từ năm 1964.

Hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo được du nhập và phát triển mạnh từ rất sớm trên địa bàn xã. Hiện nay, đạo Phật trong xã có 9 chùa: Ba Xã, Lạc Na, Dứa, Mộng Lương, Rạch, Trại Xám, Mả Râm, Phúc Lâm và xóm 10 với khoảng 51% dân số chịu ảnh hưởng. Công giáo trên địa bàn xã hiện tại có 1 nhà thờ xứ Báo Đáp và 12 nhà thờ họ (Hậu Phú, Lạc Na, Thự, Mộng Giáo, Dọc, xóm 1, xóm 2, xóm 5, xóm 7, xóm 8 và xóm 9) với số tín đồ chiếm 49% dân số của xã.

Văn hóa - giáo dục: Nhân dân Hồng Quang nói riêng, Nam Trực và Nam Định nói chung còn nổi tiếng với truyền thống hiếu học. Qua các triều đại phong kiến đã có rất nhiều người đỗ đạt cao tiêu biểu như ông Trần Văn Bảo (Xóm Dứa): “Ông đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng Nguyên) năm Canh Tuất (1550). Ông từng được cử đi sứ và làm đến chức

27

Thượng thư, tước Nghĩa sơn bá, sau khi qua đời được truy tặng tước Nghĩa quận công” [12, tr. 10]. Ngày nay, trong điều kiện mới, xã có thêm động lực để phát huy truyền thống học tập. Hiện nay, toàn xã có 2 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở.

Việc đầu tư cho sự nghiệp giáo dục cũng được chú trọng hơn. Hội Khuyến học từ xã đến các thôn làng, dòng họ được thành lập đã kịp thời động viên khích lệ phong trào khuyến học. Trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, tỷ lệ học sinh THPT thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày một tăng. Các thôn trong xã đều tập trung xây dựng quy ước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội… Trên tinh thần đoàn kết phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng môi trường tự nhiên xanh, sạch, đẹp.

Hiện nay nhân dân trong xã tích cực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng nông thôn mới. Năm 2012 trên địa bàn xã, số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đã lên tới 80%, có 10/29 thôn, xóm có nhà văn hóa, đường làng ngõ xóm từng bước được mở rộng khang trang, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân có ý thức chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của địa phương và tích cực hưởng ứng tham gia phong trào.

*Tiểu kết chương 1

Có thể nói, vùng đất Nam Chấn, Nam Trực hay rộng hơn là vùng đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, nước nhiều hơn đất, ao hồ, sông suối phổ biến... là những nét đặc trưng. Cùng với đó là môi trường văn hóa mang tính bề dày lịch sử với những sinh hoạt lễ hội, đình đám, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật độc đáo… của cư dân nông nghiệp.

28

Vùng đất Nam Chấn là một điển hình cho điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ với nguồn nước dồi dào, nhiều ao hồ... và sự đông đúc, quần tụ của dân cư nông nghiệp cùng vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế. Mỗi vùng đất đều có sự tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên và con người và đó chính là nhân tố tạo nên đặc trưng văn hóa, sáng tạo văn hóa.

Và tất yếu có một thực tế không thể phủ nhận đó là con người sống trong điều kiện, môi trường như thế nào thì sẽ sáng tạo ra các giá trị văn hóa gắn liền với môi trường đó. Và đối với người dân Việt cổ đó là những sáng tạo văn hóa gắn liền với yếu tố nước. Yếu tố NƯỚC gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người nông dân nơi đây, nó cũng chính là dấu ấn văn hóa mang tính vùng miền, tính địa phương. Yếu tố nước tạo ra những sáng tạo văn hóa, đặc trưng văn hóa của Nam Chấn, Nam Trực và của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Dấu ấn của một vùng văn hóa mà “nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tự nhiên của châu thổ. Đối với đồng bằng châu thổ đã ổn định, người ta không thể không chú ý đến hiện tượng nước quá thừa vào mùa mưa lũ và mối quan hệ giữa nó với sự phá rừng và quá trình xói mòn ở vùng thượng lưu”

[55, tr. 151]. Như vậy, yếu tố nước không chỉ tạo nên ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế mà còn tạo nên diện mạo văn hóa, đặc trưng văn hóa. Chính từ yếu tố nước này đã góp phần tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng quan trọng đối với con người nơi đây.

29

Chương 2: NGHỆ THUẬT RỐI NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Múa rối là loại hình nghệ thuật ra đời sớm và có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nghệ thuật rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng con rối diễn trò, đóng kịch trên sân khấu còn người điều khiển được che kín. Căn cứ theo phương thức điều khiển có 5 loại hình múa rối:

- Loại điều khiển từ dưới lên -Điều khiển từ trên xuống - Điều khiển ngang

-Rối sân khấu đen (Nhật Bản) - Rối nước (Việt Nam)

Nếu như căn cứ vào môi trường, không gian sân khấu biểu diễn thì nghệ thuật múa rối được chia làm hai loại:

-Nghệ thuật múa rối nước -Nghệ thuật múa rối cạn

Nghệ thuật múa rối nước là loại hình nghệ thuật lấy mặt nước làm sân khấu biểu diễn, dùng động tác hình thể của quân rối để thể hiện hành động của nhân vật trên sân khấu. Các nghệ nhân gọi việc làm của quân rối là múa và việc làm của mình là giật trò. Các hành động của quân rối như đi lại, giơ tay, xoay người, gật đầu… được kiểm tra qua những khe hở của tấm mành.

Múa rối nước là một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của Việt Nam, có thể coi là sáng tạo gắn với làng quê Việt Nam, là niềm tự hào của những cư dân trồng lúa nước, sống trên môi trường sông nước. Giống với các loại hình nghệ thuật rối khác, rối nước là nghệ thuật dân gian, gắn bó chặt chẽ với những sinh hoạt dân dã, thân quen nơi làng quê Việt. Rối nước là một hợp phần đặc sắc của văn hóa làng, “sống” với ao làng và được dân làng yêu thương. Điểm khác với các loại hình nghệ thuật múa rối cạn như rối tay, rối que, rối dây… có thể

30

thấy ở nhiều nước với trình độ điêu luyện, múa rối nước chỉ tồn tại ở Việt Nam. Chính vì thế, rối nước không chỉ khẳng định được vị trí trong sân khấu múa rối nước nhà mà còn chiếm giữ vị trí “độc tôn” của sân khấu rối thế giới. Báo chí nước ngoài đã khẳng định: “Múa rối nước Việt Nam đã trả lại cho nhân loại một di sản văn hóa vinh quanh mà trước đây nó bị nằm trong lãng quên” [10, tr. 39]. Với hình ảnh đặc trưng là chú Tễu, nghệ thuật múa rối Việt Nam là loại hình nghệ thuật duy nhất của sân khấu múa rối thế giới.

Nếu như ở rối cạn, con rối là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất thì ở rối nước sự phối hợp của cả hai yếu tố: rối và nước. Đặc trưng của loại hình nghệ thuật rối nước này là có múa, có rối và có nước. Tên gọi “múa rối nước” có lẽ bởi thế mà thành.

Hình thức biểu diễn: Hình thức múa rối nước cổ truyền Việt Nam chính là hình thức múa rối trên ao, hồ. Sàn biểu diễn là mặt nước ở một phía của ao, hồ; ba bên dành cho khán giả ngồi xem. Con rối nước thường được làm bằng gỗ chui từ dưới lên hoặc lách mành đi ra từ trong buồng trò rối nước. Múa rối nước hiện nay còn được biểu diễn trong các bể chứa lưu động. Người điều khiển rối nước được giấu kín trong buồng trò, đứng ngâm mình dưới nước, cho hai tay xuống nước, luồn qua tấm mành để điều khiển con rối cử động theo ý mình bằng hai cách: trò dây và trò sào. Giật trò là điều khiển quân rối nước ngoài sân khấu cử động bằng máy sào, máy dây giấu kín dưới mặt nước; là đứng ngâm nửa mình trong bùn nước, sau các tấm mành che cửa buồng trò đưa đẩy, kéo giật, nâng, ấn… các sào, các dây làm chuyển động bàn máy khiến các quân rối đi lại, giơ tay, xoay người, gật đầu… trên sân khấu mặt nước.

Một số định nghĩa về nghệ thuật múa rối nước

Trong cuốn “Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam”, tác giả Tô Sanh đưa ra định nghĩa như sau: “Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu mà chỗ diễn của con rối là mặt nước ao, hồ hay bể rộng” [47, tr. 37].

31

Theo tác giả Diệp Đình Hoa trong sách “Làng Nguyễn”, NXB Khoa học xã hội Hà Nội (1994): “Múa rối nước là nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo của người nông dân trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng. Một sản phẩm văn hóa kết tinh của óc sáng tạo, trí thông minh và tài khéo léo của ông cha ta, đời đời kế tiếp nhau và lưu truyền đến ngày nay”.

Như vậy, căn cứ vào đặc trưng loại hình, hình thức biểu diễn và các định nghĩa trên, ta có thể khẳng định về loại hình nghệ thuật múa rối nước Việt Nam như sau: Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống lấy mặt nước làm sân khấu, là nơi cho con rối diễn trò, đóng kịch. Người điều khiển giấu mình trong buồng trò và điều khiển con rối bằng dây hoặc sào. Múa rối nước là bộ môn nghệ thuật sân khấu nước kỳ lạ, độc đáo, đặc sắc chỉ có ở Việt Nam.

Vị trí rối nước trong kho tàng rối quốc tế

Đối với thế giới, múa rối nước Việt Nam được xem như một “đặc sản”. Thực tế hiện nay, các nghệ sỹ múa rối Việt Nam đã đưa chú Tễu cùng những “cô cậu” ngộ nghĩnh từ đồng ruộng Việt Nam đi biểu diễn khắp năm châu. Với những trò diễn vui nhộn, hấp dẫn, rối nước Việt Nam đã chinh phục khán giả nước ngoài và khẳng định là nghệ thuật có một không hai trên thế giới. Cùng với sự hội nhập, nghệ thuật múa rối nước đang dần phát triển hòa nhập với hơi thở của thời đại. Múa rối nước Việt Nam đã tham gia nhiều Festival văn hóa nghệ thuật trong nước cũng như trên thế giới và đều được đánh giá cao.

Ở tầm quốc tế, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: “Khi được xem múa rối Việt Nam, các đại sứ hay tùy viên văn hóa ở Việt Nam đều mong muốn được đưa rối của Việt Nam sang nước của họ để giới thiệu. Hiện nay trong các ngày văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam ở nước ngoài chúng tôi đều đưa rối đi để giới thiệu và đi đến đâu cũng để lại ấn tượng. Đó là một điều đáng mừng cho múa rối Việt Nam” [77].

32

Quá trình đi lưu diễn ở nhiều quốc gia, múa rối nước đã gây được ấn tượng mạnh mẽ. Có rất nhiều lời đánh giá cao dành cho rối nước Việt Nam: “Những con rối nước Việt Nam - Những thiên thần của đồng ruộng Việt Nam lần đầu tiên rời bỏ sông Hồng tiến về sông Sen bắt Pari và cả thế giới hiểu rằng ngoài nền văn minh của mình còn nền văn minh khác nữa…”. “Hãy đến xem múa rối nước để có dịp chiêm ngưỡng một kỳ quan nghìn tuổi. Đây mới là nghệ thuật dân gian đích thực…” [4, tr. 85].

Trong nhiều năm qua múa rối nước Việt Nam đã khẳng định vị trí trên trường quốc tế bằng việc giành liên tiếp những giải thưởng cao quý của Liên hoan múa rối và thường được chọn là tiết mục đinh của nhiều Festival trên thế giới… Tại Liên hoan múa rối Quốc tế lần thứ 2 vào ngày 9/9/2010 diễn ra tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội), hai chương trình rối nước chào mừng Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội của Nhà hát múa rối Thăng Long và tiết mục chuyển thể từ truyện dân gian nước ngoài “Andersen” của Nhà hát múa rối Việt Nam đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng [71]. Đồng thời rối nước Việt Nam được rất nhiều quốc gia hâm mộ, trân trọng và mời sang lưu diễn. Nghệ thuật múa rối cổ truyền Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình và đến với

Một phần của tài liệu Nghệ thuật rối nước trong không gian văn hóa nam chấn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)