Các chức năng quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 34)

Cũng như bất kì một thực thể xã hội nào khác, các thiết chế giáo dục là một tổ chức, và vì vậy, có thể và phải được quản lý trên cơ sở phân chia hoạt động có tính chuyên biệt hóa, hay thường gọi là chức năng quản lý.

33

Chức năng kế hoạch hóa: Là một chức năng quản lý. Nó xác định mục

tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: Xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức, xác định và bảo đảm về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này, Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

Chức năng tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hóa những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hóa như thế. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.

Chức năng lãnh đạo: Sau khi kế hoạch hóa đã được xác lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đaoh, dẫn dắt tổ chức.

Qua trình lãnh đạo bao hàm việc liên kết, lien hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu tổ chức. Lãnh đạo không chỉ bắt đầu việc lập kế hoạc và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới chức năng kế hoạch hóa và tổ chức.

Chức năng kiểm tra:Kiểm tra là một chức năng quản lý, thong qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh. [3, tr.12 -13]

34

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)