vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống
Để điều tra nhận thức của cán bộ quản lý và Ban chỉ đạo trung tâm về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học viên, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 12 đồng chí trong Ban chỉ đạo trong đó có 02 lãnh đạo trung tâm mức độ nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống. Kết quả điều tra thu được như sau.
52
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, Ban chỉ đạo trung tâm về giáo dục giá trị sống
Stt Nội dung Đồng ý Không đồng ý
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 GTS là nền tảng hình thành KNS 12 100% 0 0 2 KNS là công cụ hình thành và thể hiện GTS 12 100% 0 0 3 Cần giáo dục GTS trước 9 75% 3 25% 4 Cần giáo dục KNS trước 3 25% 9 75%
Qua số liệu tác giả thu thập được, nhận thấy Ban lãnh đạo và Ban chỉ đạo trung tâm đã có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống trong đó nhận thức về giáo dục giá trị sống là nền tảng hình thành KNS và ngược lại KNS là công cụ hình thành GTS được đánh giá nhận thức ở mức độ là 12/12 đồng chí chiếm tỷ lệ 100%. Điều này thể hiện sự quan tâm cũng như hiểu biết của Ban lãnh đạo trung tâm về hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống.
Tuy nhiên trong công tác thực hiện giáo dục GTS và KNS thì mức độ nhận thức lại có sự khác nhau. Việc nhận thức cần giáo dục giá trị sống trước có 9/12 đồng chí đồng ý chiếm tỷ lệ là 75% còn giáo dục KNS trước chỉ có 3/12 đồng chí đồng ý chiếm tỷ lệ là 25 % điều này cũng chứng tỏ đa số Ban chỉ đạo của trung tâm cũng đã nhận thức được việc giáo dục GTS cho học viên trước sẽ góp một phần lớn trong việc hình thành các kĩ năng sống cho học viên. Điều này đặc biệt quan trọng đối với công tác giáo dục cho học viên tại TTGDTX Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn.
Để lý giải vấn đề trên, tác giả đã có cuộc trao đổ với các đồng chí trong Ban chỉ đạo trung tâm và được đồng chí Phó giám đốc trung tâm, phụ trách công tác chuyên môn trao đổi lại rằng: “Việc giáo dục GTS trước cho học viên TTGDTX Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn là điều rất quan trọng vì trên thực tế học viên học tại TTGDTX Lộc Bình có chất lượng đầu vào của giáo dục hai mặt thấp hơn rất nhiều so với học viên khối THPT, hơn nữa phần các em học viên sống ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn, mức độ nhận thức thấp, nhiều em đến lớp không
53
có định hương cho tương lai. Một phần lớn các em khi ra học được bố mẹ cho ở trọ xuất hiện tính đua đòi, ham chơi, dễ bị lôi kéo dẫn đến đánh mất bản thân mình. Trước thực tế như vậy, chúng tôi xác định cần phải xây dựng cho các em một nền tảng vững chắc trong đó hoạt động giáo dục GTS được chúng tôi chú ý hàng đầu, bởi vì nếu không có GTS thì các kĩ năng cũng khó có thể thể hiện ra ngoài hoặc khi thể hiện nhiều khi cũng không chuẩn mực với hành vi đạo đức.”
Do đó việc trang bị cho học sinh vốn tri thức về GTS là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh ra và thường xuyên phát triển trong suốt cuộc đời con người, đối với học viên TTGDTX Lộc Bình lại càng cần thiết vì nó góp phần hình thành những KNS và tìm ra giá trị nhân cách gốc cho học viên.