Để điều tra nhận thức của học viên về giá trị sống, tác giả đã tiến hành trao đổi, phỏng vấn và điều tra số liệu với 150 học viên trong TT về giá trị sống như:
Em đã nghe nói về giá trị sống bao giờ chưa? Em hiểu giá trị sống là gì?
55
Em có quan tâm đến việc tìm ra những giá trị sống cho bản thân mình ? Với các em, các giá trị nào dưới đây cần được giáo dục theo mức độ: rất cần thiết, cần thiết, không cần (Điền dấu “x” vào mục lựa chọn)
Bảng 2.3. Những giá trị sống rất cần và cần thiết được giáo dục (đơn vị %)
Stt Các giá trị Rất CT Cần thiết Không CT Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Các giá trị truyền thống 145 96.6 5 3.4 0 0 2 Giá trị hòa bình 120 80 28 18.7 2 1.3 3 Giá trị tôn trọng 112 74,6 35 23.4 3 2.0
4 Giá trị yêu thương 95 63.3 53 35.4 2 1.3
5 Giá trị khoan dung 87 58 57 38 6 4.0
6 Giá trị trung thực 85 56.6 55 36.8 10 6.6 7 Giá trị khiêm tốn 85 56.6 55 36.8 10 6.6 8 Giá trị hợp tác 89 59.3 57 38.04 4 2.66 9 Giá trị hạnh phúc 135 90 12 9.0 3 2.0 10 Giá trị trách nhiệm 89 59.3 60 40.04 1 0.66 11 Giá trị giản dị 75 50 55 36.7 20 13.3 12 Giá trị tự do 96 64 48 32 6 4.0 13 Giá trị đoàn kết 84 56 54 36 12 8.0
Thông qua trò chuyện và kết quả điều tra số liệu về mức độ cần thiết và rất cần thiết về giáo dục giá trị sống, chúng tôi nhận thấy các em đều có những nhận thức cơ bản về giá trị sống. Phần lớn các em đều thấy việc giáo dục giá trị sống là rất quan trọng và cần thiết. Tất cả các giá trị các em đều đặt ở vị trí cao trong đó giá trị truyền thống cao nhất chiếm 145 ý kiến (96.6%) rất cần thiết và giá trị rất cần thiết thấp nhất là giá trị giản dị chiếm 75 ý kiến
56
(50%). Tuy nhiên, trong các giá trị vẫn có nhận thức chưa tốt của học viên cụ thể là trong công tác điều tra vẫn xuất hiện những ý kiến không cần thiết phải giáo dục giá trị sống trong đó có những giá trị lên tới 10 ý kiến không cần thiết như giá trị trung thực, giá trị khiêm tốn, đặc biệt có giá trị giản dị chiếm vị trí cao nhấ là 20 ý kiến (13.3%). Điều này thể hiện nhận thức của một bộ phận khá lớn học viên về giá trị sống còn thấp.
Ngoài công tác điều tra thu thập số liệu, chúng tôi có trao đổi với học viên trong công tác điều tra và nhận được phản hồi rất khách quan về giáo dục giá trị sống như em Phạm Thị Nhung lớp 12A cho rằng: Em đã nghe các thầy cô nói về GTS, em hiểu giá trị sống là những thứ mình cho là quý, là quan trọng, có ý nghĩa với cuộc sống của mình. Em cũng đã được nghe đến các giá trị mà mình cần phải học tập thông qua các hoạt động tập thể của Đoàn thanh niên.
Khi chúng tôi tiến hành khảo sát thái độ của 150 học viên trong việc tham gia vào các hoạt động của Đoàn thanh niên. Kết quả thu được ở bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.4. Thái độ của học viên khi tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên ( đơn vị %)
Stt Thái độ tham gia Số lượng Tỷ lệ %
1 Rất thích 88 58.6
2 Thích 45 30
3 Bình thường 10 6.6
4 Không thích 7 4.8
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có 88 học viên (58.6%) rất thích tham gia vào các hoạt động của Đoàn thanh niên và có 45 học viên (30%) thích tham gia vào các hoạt động Đoàn. Đây là thông tin quan trọng bởi chính nhờ thông qua các hoạt động tập thể của Đoàn thanh niên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hướng các giá trị sống cho bản thân mình để từ đó các em dần hoàn thiện và phát triển nhân cách. Việc các em hứng thú tham gia vào hoạt động
57
Đoàn sẽ giúp cho Đoàn thanh niên tổ chức được nhiều sân chơi bổ ích cho các em, ngày ngày thu hút, tập hợp đông đảo học viên tham gia. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một bộ phận học viên cảm thấy bình thường, thậm chí là không thích tham gia vào hoạt động Đoàn, trong đó số lieu điều tra ở mức độ bình thường là 6.6% và số không thích tham gia là 4.8%. Khi được hỏi vì sao các em không thích tham gia và hoạt động của Đoàn ? Các em cho biết vì hoạt động của Đoàn diễn ra rất đông người nên chúng em ngại tham gia vì vậy chúng em cảm thấy nó bình thường.
Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề trên, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ tham gia tìm hiểu về giá trị sống của học viên thông qua các buổi hoạt động của Đoàn thanh niên với 120 học viên. Kết quả cho thấy ở bảng 2.6 như sau.
Bảng 2.5. Mức độ tham gia tìm hiểu về giá trị sống của học viên thông qua các buổi hoạt động của Đoàn thanh niên.( đơn vị %)
Stt Mức độ tham gia Số lượng Tỷ lệ %
1 Thường xuyên 28 23.3
2 Không thường xuyên 77 64.1
3 Không tham gia 15 12.6
Qua số liệu trên ta nhận thấy mức độ không thường xuyên tham gia và tìm hiểu giá trị sống của học viên qua hoạt động đoàn chiếm tỷ lệ cao 77/120 ý kiến (64.1%). Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc học viên chưa xác định được những giá trị sống của bản thân mình. Mới chỉ có 23.3% học viên được thường xuyên tham gia tìm hiểu các giá trị sống, còn có 12.6% học viên không được tham giá tìm hiểu.
Qua số điều tra trên cho thấy cán bộ quản lý, ban chỉ đạo đã có sự nhận thức về giáo dục giá trị sống song chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục giá trị sống. Hoạt động giáo dục giá trị sống chủ yếu do Đoàn than niên thực hiện nhưng mức độ tham gia của học viên thì lại bị hạn chế. Điều này được lý giải bởi các hoạt động của Đoàn được tổ chức với khối lượng người tham gia đông khiến các em không có điều kiện tìm hiểu các giá trị dựa trên
58
bầu không khí của các giá trị, bản thân các em không được trải nghiệm dẫn đến hoạt động giáo dục ít mạng lại hiệu quả.
Qua kết quả trên chúng tôi có nhân xét: Môi trường hoạt động giáo dục chưa tốt, hình thức tổ chức chưa thật hiệu quả, chưa có phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục vì vậy cần xây dựng những biện pháp tổ chức và hình thức hoạt động cho phù hợp nhằm thực hiện công tác giáo dục giá trị sống đạt hiệu quả cao nhất.