Các lực lượng tham gia giáo dục trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 31)

Việc tham gia giáo dục trong nhà trường phổ thông có rất nhiều lực lượng, nhưng trong đó có ba lực lượng chính không thể thiếu trong công tác giáo dục học sinh hoàn thiện và phát triển nhân cách.

1.4.3.1. Cán bộ quản lý

Ở đây trực tiếp chính là người hiệu trưởng. Người hiệu trưởng vừa có vai trò quản lý, vừa có vai trò lãnh đạo nhà trường. Trong đó quan trọng là lãnh đạo và quản lý các hoạt động dạy học, giáo dục trong trường, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy đối với người quản lý cần phải trang bị cho mình cách nhìn đúng về chương trình giáo dục. Để làm được điều này, người lãnh đạo và quản lý phải không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư nghiên cứu và đưa ra được kế hoạch cũng như chiến lược phát triển phù hợp với đơn vị trường mình trong đó cần chú trọng đến đội ngũ giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng như kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. Để làm được điều này nhà quản lý phải xây dựng cho mình những tổ chức lớn mạnh trong nhà trương, đặc biệt là Tổ chuyên môn và Đoàn thanh niên là hai lực lượng giáo dục quan trọng của nhà trường. Trong đó, đối với tổ chuyên môn cần quan tâm đến công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, đối với Đoàn thanh niên là nội dung của các hoạt động tập thể. Có như vậy người quản lý mới xây dựng được một môi trường giáo dục có chất lượng về học tập cũng như rèn luyện về đạo đức, tạo ra những lớp học sinh có văn hóa, biết quý trọng tri thức cũng như những giá trị nhân văn của thế giới và dân tộc.

1.4.3.2. Giáo viên chủ nhiệm

Trong trường phổ thông công tác giáo viên chủ nhiệm lớp(GVCNL) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động giáo dục học sinh nhằm

30

nâng cao chất lượng giáo dục cũng như việc hình thành nhân cách cho học sinh. để công tác GVCN trong nhà trường phát huy được hiệu quả giáo dục thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải nhận thức rõ được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình trong các hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường.

Trong hệ thống tổ chức của nhà trường phổ thông hiện nay, lớp học là đơn vị cơ sở, mọi hoạt động của nhà trường đều được triển khai tại các lớp thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCNL). Do đó, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp giữ một vị trí quan trọng trong việc triển khai và tổ chức thực hiện các họat động và nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường phổ thông. Vì vậy, công tác giáo viên chủ nhiệm luôn luôn được Ban giám hiệu các nhà trường đặc biệt quan tâm. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp được hiệu trưởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh và đồng nghiệp, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công phụ trách những lớp học xác định.

Trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp là thay mặt Ban Giám hiệu, thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện của một lớp học sinh, một tập thể, một đơn vị hành chính của một trường học. Được sự phân công của nhà trường, người làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp thường là giáo viên giảng dạy một môn học, đồng thời là người phụ trách, tổ chức, điều khiển mọi hoạt động của lớp, là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp. Vì vậy, những chủ trương kế hoạch của nhà trường được các giáo viên chủ nhiệm lĩnh hội và thực hiện việc triển khai, tổ chức các hoạt động của lớp thông qua hệ thống cán bộ lớp, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và những tổ chức xã hội có liên quan. Đối với mỗi lớp học, GVCNL là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về kết quả hoạt động của tập thể cũng như của mỗi học sinh trong lớp, là người động viên. khích lệ, xử lí các tình huống tiêu cực của học sinh. Với vốn sống và kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của lớp học cũng như học sinh.

31

Đặc điểm của lứa tuổi học sinh phổ thông, các em chưa hẳn là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con. Lứa tuổi này các em chịu sự thay đổi mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lí tư duy, suy nghĩ. Đây là thời kỳ phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và trí tuệ của mỗi cá nhân. Tâm lí các em chưa ổn định, dễ thay đổi khi chịu sự tác động của gia đình, nhà trường và xã hội. Như vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Bản thân mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đối với giáo viên chủ nhiệm yêu cầu đó phải được đặt ra với mức độ cao hơn, toàn diện hơn... người giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho việc giảng dạy, những vốn sống sâu sắc về con người và cuộc đời mà còn cần rèn luyện cho mình đạt được những phẩm chất đạo đức có tính chuẩn mực. Có như vậy sức cảm hóa đối với các em sẽ rất tự nhiên và mang lại hiệu quả giáo dục. Thực tế cho thấy từ hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử, cách suy nghĩ, đánh giá những sự việc trong đời sống, những thói quen trong sinh hoạt... tất cả phải luôn được người giáo viên chủ nhiệm xem xét, điều chỉnh để có thể không ngừng hoàn thiện mình trong mắt học trò.

Người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có vai trò chức năng là tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, sinh hoạt để trên cơ sở đó phát huy được sức mạnh (của tập thể) tính tích cực, chủ động của học sinh.

Đối với học sinh phổ thông, công tác GVCNL có vai trò và tầm quan trọng được xác định là người cố vấn cho tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là tổ chức, phối hợp điều tiết các tác động giáo dục giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể xã hội trong công tác giáo dục học sinh. GVCNL tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Tạo ra sự thống nhất trong giáo dục. Sự liên kết với gia đình, cộng đồng, nơi ở để tổ chức hoạt động giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục, tạo ra sự thống nhất tác động, phát huy tiềm năng sẵn có của quần chúng là điều đặc biệt quan trọng.

32

1.4.3.3. Tổ chức Đoàn thanh niên

Xã hội là môi trường có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách của thanh niên. Thanh niên là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách. Do vậy, mọi sự tác động của môi trường xã hội dù tác động tích cực hay tiêu cực đều có ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của thanh niên. Nếu thanh niên được sống trong môi trường xã hội lành mạnh, đầy tính nhân văn, nhân ái thì nhân cách của thanh niên sẽ phát triển theo chiều hướng tốt và ngược lại. Vì vậy, để giáo dục nhân cách cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay cần phải kết hợp song hành cả 3 yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng. Vì Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng Sản Việt Nam, là đội xung kích cách mạng, trường học xã hội chủ nghĩa, đại diện chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, là lực lượng nòng cốt chính trị trong các tổ chức thanh niên Việt Nam đã và đang đóng vai trò là chỗ dựa về chính trị và tinh thần của thế hệ trẻ. Chính vì vậy, việc giáo dục nhân cách cho thanh niên là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trước yêu cầu khách quan và cấp bách của công cuộc đổi mới, việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng nhân cách thanh niên thời đại mới, là tạo tiền đề quan trọng giúp thanh niên được cống hiến và trưởng thành.

Giáo dục nhân cách cho thanh niên là hoạt động được thực hiện trong tổng thể nhiều yếu tố, vì vậy Đoàn thanh niên cần chủ động phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình và xã hội để phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục nhân cách cho thanh niên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)