Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống cho mọi lực lượng giáo dục có trách nhiệm trong và ngoài TT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 79)

mọi lực lượng giáo dục có trách nhiệm trong và ngoài TT

* ý nghĩa của biện pháp:Trong các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng nhận thức rất quan trọng. Đây là biện pháp phát huy nhân tố con người, tôn trọng con người, giúp con người nâng cao nhận thức để hành động tự giác và đúng hướng, tạo sự tương tác tích cực giữa chủ thể quản lý tự giác thực hiện kế hoạch đề ra và tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó. Biện pháp quản lý nâng cao nhận thức xuất phát từ cơ sở khoa học: Nhận thức là nền tảng của thái độ và hành vi của con người. Nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến kết quả là thái độ và hành vi đúng.

Để làm tốt hơn công tác quản lý giáo dục giá trị sống cho học viên, đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ giảng dạy trau dồi cho học viên những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về các lĩnh vực khoa học mà phải làm tốt công tác giáo dục giá trị sống cho học viên. Đồng thời phải thấy được vai trò của các hoạt động giáo dục trong việc hình thành các giá trị đạo đức cho người học. Từ việc nhận thức đúng đắn này mà mỗi cán bộ, giáo viên sẽ tự hoàn thiện cho mình về kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm đem lại hiệu quả mong muốn.

78

* Nội dung biện pháp:Việc trang bị cho học viên vốn tri thức về giá trị sống là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh ra và thường xuyên phát triển trong suốt cuộc đời con người.

Trước hết, Cán bộ quản lý phải nhận thức đúng đắn về việc giáo dục giá trị sống cho học viên; có chủ trương đúng đắn để định hướng các hoạt động giáo dục trong Trung tâm. Xây dựng được kế hoạch chiến lược phát triển theo hướng chuẩn hoá đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 đã đặt ra mục đích “Cần có những thay đổi triệt để trong giáo dục”. Mục đích này có ý nghĩa như một tầm nhìn được áp dụng cho tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương. Trên cơ sở đó nhiệm vụ đổi mới giáo dục liên tục được đề cập trong các Nghị quyết của Đảng và quốc hội :

+ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục

- đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học...

+ Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

+ Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX (4/ 2001) đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học...”

Trên cơ sở đó, đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã đưa ra những định hướng sau có liên quan đến giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông:

79

- Đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện, đảm bảo sự phát triển hài hoà về đức, trí, thể, mĩ, các kỹ năng cơ bản, chú ý định hướng nghề nghiệp...

- Nội dung chương trình phổ thông phải cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật... tăng cường thực hành vận dụng, gắn với thực tiễn Việt Nam.

* Cách tiến hành:Tạo điều kiện nâng cao nhận thức về khoa học giáo dục nói

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)