* Ý nghĩa của biện pháp:Giám sát kiểm tra là khâu quan trọng trong quá trình quản lý, kiểm tra tác động lên quá trình thực hiện nhiều mặt: một mặt, góp phần quan trọng nâng cao trách nhiệm của người thực hiện; mặt khác, kịp thời phát hiện những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện; kiểm tra còn phát hiện những gương tốt, những kinh nghiệm tốt để động viên, khen thưởng kịp thời, nhân rộng những kinh nghiệm tốt; kiểm tra còn phát hiện những khả năng chưa sử dụng và huy động kịp thời những khả năng đó. Quan trọng là khâu kiểm tra không được gây khó khăn, cản trở đối tượng thực hiện. Tuy nhiên trong kiểm tra đánh giá người quản lý cần phải xây dựng cho mình cơ sở dữ liêu làm minh chứng cho kết quả đã đạt được.
Qua kiểm tra để đánh giá, điều chỉnh các quyết định đúng đắn, kịp thời và hiệu quả. Đánh giá có liên quan chặt chẽ với kiểm tra, dựa vào kiểm tra và là kết quả của kiểm tra; đánh giá là phương tiện đi đến mục đích.
Đối với học viên: Đánh giá nhận thức của học viên so với mục đích, yêu cầu trong chương trình đề ra cũng như những kỹ năng mà các em cần phải rèn luyện và hình thành trong hoạt động giáo dục giá trị sống. Đánh giá học viên cũng để động viên, khích lệ tinh thần tham gia hoạt động giáo dục, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của học viên.
* Nội dung biện pháp: Đánh giá việc quản lý giáo dục giá trị sống cho học viên phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục, tức là phải đánh giá cho được kết quả giáo dục của học viên trong lĩnh vực giáo dục giá trị sống. Có thể khẳng định rằng chỉ thông qua việc kiểm tra, đánh giá sẽ đo được chất lượng quản lý giáo dục giá trị sống cho học viên đạt được hay không đạt ở mức nào?
Ban giám đốc kiểm tra, đánh giá các hoạt động trong TT: Thành lập một ban kiểm tra chuyên môn nội bộ để kiểm tra tổ chuyên môn, Ban chỉ đạo phối hợp với cấp ủy, Ban Thanh tra nhân dân kiểm tra các hoạt động trong TT nhằm vào việc giáo dục giá trị sống cho học viên... Công tác kiểm tra được thực hiện có định kỳ, đột xuất hoặc báo trước ngắn ngày.
87
* Cách tiến hành:Xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, đối chiếu với chuẩn để kết luận về hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Phát hiện mức độ về chất lượng hoàn thành nhiệm vụ giáo dục giá trị sống của từng đối tượng.
Yêu cầu tổ chức Đoàn thanh niên báo cáo thường kì về kết quả hoạt động giáo dục giá trị sống và có số liệu kèm theo. Từ đó có minh chứng và bằng chứng để đánh giá đạo đức của học viên.
Sử dụng kết qủa kiểm tra như một phần trong công tác thi đua khen thưởng.
Kiểm tra, đánh giá cần đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản sau :
Đảm bảo tính giá trị : Đúng mục tiêu và nội dung; Đảm bảo độ tin cậy : Sự đo lường chính xác; Đảm bảo tính khả thi.