Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục tiêu của hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 74)

Hoạt động giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục tiêu của con người nhằm hình thành và phát triển tòan diện nhân cách con người. Trong đó, mục tiêu giáo dục là kết quả mà giáo dục mong muốn đạt được, cái đích được dự kiến một cách khái quát. Có thể nói, trong giáo dục phổ thông thì mục tiêu là mô hình nhân cách, phản ánh những yêu cầu, những quan điểm chung nhất của xã hội đối với con người. Vì vậy, nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu của hoạt động giáo dục mang tính định hướng cho việc hình thành nhân cách một lớp người trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Các biện pháp cần phải nhằm vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo đúng mục tiêu của cấp học, được thể hiện rõ trong mục tiêu giáo dục tổng thể, cũng như mục tiêu chương trình các môn học cụ thể.

Đảm bảo thống nhất mục tiêu, trước hết mục tiêu giáo dục đào tạo như Điều 27 Luật giáo dục quy định: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản”

Thống nhất trong nhận thức và thực hiện mục tiêu, còn biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục phải được đa dạng hoá phù hợp với đặc điểm và điều kiện của địa phương và gia đình. Các biện pháp phải đạt được mục tiêu của công tác giáo dục học sinh, đó là không chỉ dừng lại ở truyền thụ kiến thức, khái niệm, mà điều quan trọng phải biến các yêu cầu chuẩn mực xã hội thành nhu cầu trong đời sống của học sinh.

73

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 74)