Quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 29)

Giáo dục có từ khi con người xuất hiện, do nhu cầu tồn tại và phát triển.Quá trình truyền thụ kiến thức của giáo dục bắt nguồn từ trong lao động. Thực chất của quá trình giáo dục là sự lĩnh hội về truyền thống lịch sử xã hội. Hoạt động giáo dục là quá trình phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh và tập thể học sinh khi tham gia vào các hoạt động học tập và giáo dục trong và ngoài trường. Quá trình tổ chức này được đặt trong mối quan hệ thuận lợi hài hòa giữa cá nhân với môi trường tự nhiên và xã hội,

28

giữa cá nhân với tập thể, giữa giáo viên và học sinh với các lực lượng xã hội khác trong mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tác động có mục đích của nhà giáo dục với hoạt động giáo dục của học sinh.

Học sinh THPT ngày nay có những bước nhảy vọt về chất trong quá trình học tập và rèn luyện. Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo báo hơn, có những nhu cầu mới hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động….”[1, tr.63 ]

Hoạt động giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách. Đứng dưới góc độ của giáo dục học và quan điểm của duy vật biện chứng thì việc hình thành và phát triển nhân cách của con người bao gồm 4 yếu tố tác động đó là: Môi trường, giáo dục, sinh học và hoạt động cá nhân.

Hoạt động giáo dục là một quá trình sư phạm tổng thể bào gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục. Dạy học cung cấp kiến thức học vấn và ý thức đạo đức nhưng theo khuôn mẫu, còn giáo dục là hình thành phẩm chất đạo đức. Trong qua trình giáo dục hình thành nên các hệ thống tri thức, thái độ, kĩ năng, hành vi ứng xử, thói quen cộng động từ đó hình thành cho người học các mặt về mối quan hệ xã hội, tâm lý, thể chất và cách ứng xử đúng đắn.

Nếu không có giáo dục thì không có cuộc sống. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

Như vậy, quản lý hoạt động giáo dục có thể nhận thấy là quản lý các nội dung sau:

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. - Quản lý các hoạt động giáo dục : Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục môi trường…

Nếu không có giáo dục thì không có cuộc sống. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

29

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động đoàn thanh niên cho học viên trung tâm giáo dục thường xuyên Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)