hợp với học viên và điều kiện thực tế của TT
* Ý nghĩa của biện pháp
Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản đầu tiên của công tác quản lý, Kế hoạch hóa mọi hoạt động giúp cho người quản lý định hướng mọi hoạt động trong TT, dự kiến mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ thể cần đạt được, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và dự kiến các tình huống sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch.
76
Hoạt động GDGTS là hoạt động rất đa dạng và phong phú, thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung đến hình thức hoạt động, thời gian và không gian tổ chức hoạt động, không chỉ có lực lượng trong TT mà còn có cả lực lượng bên ngoài TT cùng tham gia. Do đóngười quản lý xây dựng kế hoạch hóa hoạt động GDGTS sẽ đảm bảo được tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích của hoạt động, tránh được tổ chức hoạt động mang tính đối phó, hình thức, chồng chéo với các hoạt động khác trong TT.
* Nội dung của biện pháp
Người quản lý xây dựng kế hoạch tổng thể hoạt động giáo dục GTS của TT, căn cứ vào kế hoạch tổng thể, tổ chức và từng cá nhân được phân công nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện, Ban giám đốc duyệt kế hoạch và đôn đốc, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của tổ chức và các cá nhân được phân công.
* Cách thức tiến hành
Bước 1: Ban giám đốc TT căn cứ vào thực tế của đơn vị và mục tiêu của cấp học, nội dung của hoạt động giáo dục giá trị sống, xây dựng kế hoạch tổng thể của TT, phổ biến kế hoạch tổng thể đến giáo viên và học viên trong TT cùng thảo luận đóng góp ý kiến.
Ban giám đốc nghiên cứu những ý kiến đóng góp điều chỉnh, xây dựng kế hoạch chính thức của đơn vị.
Bước 2: Các tổ chức và cá nhân giáo viên căn cứ vào kế hoạch giáo dục giá trị sống, BGĐ xây dựng kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công
BGĐ TT duyệt kế hoạch, chỉ đạo làm điểm những kế hoạch hay, có tính sáng tạo theo từng khối lớp, từng bộ phận, sau đó rút kinh nghiệm, thống nhất và duyệt từng kế hoạch cụ thể
Bước 3: Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch giáo dục GTS trong toàn TT.
Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục GTS cần phải bám sát kế hoạch đã xây dựng, cần phải giám sát xem trong quá trình thực hiện, GV và học sinh có cần hỗ trợ gì không để kịp thời hỗ trợ và bảo
77
đảm hiệu quả của các hoạt động, phát hiện những bất cập cần có sự ghi chép lại để có thể điều chỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Đây là bước quan trọng nhất, vì nó giúp nhà quản lý tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được theo kế hoạch đã đã đặt ra, đồng thời xem xét những nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc tồn tại hạn chế.
Như vậy việc xây dựng kế hoạch là hết sức quan trọng để quản lý tổ chức hoạt động giáo dục GTS, xây dựng kế hoạch giúp cho BGĐ TT hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động mang tính tự phát, ảnh hưởng đến kế hoạch chung.