Thực trạng về quản lí xây dựng TBGD

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 59)

Việc đầu tƣ trang bị TBGD chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nƣớc trích trong nguồn chi thƣờng xuyên hoặc đƣợc cung cấp trực tiếp từ nguồn ngoài ngân sách nhà nƣớc do Sở giáo dục cấp, tuy nhiên mức độ kinh phí dành cho TBGD chƣa cao. Hầu nhƣ các nhà trƣờng chƣa phát huy đƣợc vai trò XHHGD cho việc đầu tƣ TBGD mà chỉ tập trung vào đầu tƣ cơ sở trƣờng lớp chƣa tập trung cho TBGD. Trong khi đó khi đƣợc khảo sát thì có đến trên 80% PHHS sẵn sàng ủng hộ hoạt động trang bị TBGD của nhà trƣờng.

Theo ý kiến phỏng vấn của các HT, mức độ kinh phí dành cho đầu tƣ TBGD tại các trƣờng chỉ có thể đáp ứng đƣợc khoảng 70% so với yêu cầu, mức độ này đã đƣợc tăng lên so với các năm học trƣớc đây nhƣng sự đầu tƣ vẫn chủ yếu tập trung vào các loại TBGD truyền thống, sự đầu tƣ cho TBGD hiện đại còn ít chƣa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của GV.

Việc kiểm tra tình hình trang bị TBGD chủ yếu ở mức độ kiểm tra về số lƣợng, chƣa đi sâu kiểm tra về chất lƣợng và tính đồng bộ. Chính vì vậy đây là một nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đồng bộ của TBGD trong các nhà trƣờng, do đó trong thời gian tới HT các nhà trƣờng cần có biện pháp trang bị đầy đủ và đồng bộ hơn về TBGD hiện đại cũng nhƣ truyền thống đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của GV mới có thể đảm bảo hiệu quả giảng dạy phù hợp với xu thế phát triển ngày nay của giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 59)