Xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả bộ máy quản lí TBGD

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 70)

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Công tác QL TBGD trong nhà trƣờng muốn đạt hiệu quả không phải chỉ là trách nhiệm của ngƣời HT mà nó là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trƣờng. Tuy nhiên để có thể thực hiện hiệu quả QL TBGD, ngƣời HT phải xây dựng cho mình bộ máy QL TBGD và chỉ đạo nó hoạt động hiệu quả sẽ góp phần to lớn trong thành công của công tác QL TBGD.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Thành lập bộ máy QL TBGD do hiệu trƣởng chỉ đạo chung, bao gồm: + Bộ phận QL trang bị và tái trang bị TBGD gồm: Phó hiệu trƣởng, kế toán, nhân viên thƣ viện-thiết bị, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên.

+ Bộ phận QL sử dụng TBGD gồm: Phó hiệu trƣởng, nhân viên thƣ viện-thiết bị, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên.

+ Bộ phận QL bảo quản TBGD: Phó hiệu trƣởng, kế toán, nhân viên thƣ viện-thiết bị, tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên, học sinh.

- Phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho từng thành viên của các bộ phận trong bộ máy QL TBGD.

+ Phó hiệu trƣởng chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và điều hành hoạt động của bộ phận QL trang bị, bảo quản TBGD, sử dụng TBGD.

+ Kế toán: giúp HT trong việc mua sắm, kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nƣớc.

+ Nhân viên thƣ viện-thiết bị: Chịu trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng trong việc quản lí TBGD của nhà trƣờng; bảo quản sổ sách, hồ sơ TBGD, theo dõi việc xuất nhập, kiểm kê TBGD theo đúng quy định của nhà nƣớc; giúp phó hiệu trƣởng lên kế hoạch hàng năm để bổ sung, thanh lý và bảo quản TBGD; tham gia chuẩn bị cho GV và HS thực hiện các giờ thực hành, thí nghiệm.

+ Tổ trƣởng chuyên môn: có trách nhiệm xây dựng đƣợc kế hoạch sử dụng, bảo quản và làm TBGD của tổ mình; thông qua ý kiến các thành viên của tổ đề xuất trang bị các TBGD phù hợp đáp ứng đƣợc nhu cầu dạy học.

+ Giáo viên: Từ thực tiễn dạy bộ môn đề xuất trang bị những TBGD phù hợp với từng nội dung, chƣơng trình, SGK; xây dựng kế hoạch cá nhân về sử dụng, bảo quản TBGD và làm TBGD .

+ Học sinh: kết hợp với GV khai thác, sử dụng hiệu quả TBGD, tham gia cùng GV làm TBGD theo yêu cầu nội dung học; thực hiện quy định bảo quản và sử dụng TBGD theo quy định của phòng chức năng.

- Chỉ đạo chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ phận của bộ máy QL TBGD với nhau nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của bộ máy góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trƣờng phải có biên chế nhân viên thƣ viện-thiết bị, nhân viên thƣ viện phải có chuyên môn, có năng lực, nhiệt tình.

- HT phải xây dựng đƣợc kế hoạch hoạt động của bộ máy, yêu cầu chung cho từng thành viên của bộ máy.

- Các thành viên trong bộ máy QL TBGD phải có ý thức cao đối với trách nhiệm đƣợc giao.

- Sự hoạt động của bộ máy phải có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của mọi thành viên.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 70)