Quản lí thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 27)

Quản lí TBGD là một trong những mục tiêu (hay là một hoạt động quản lí trong nhà trƣờng). Quản lí TBGD làm cho TBGD có mối liên hệ chặt chẽ với giáo viên, với học sinh, với nội dung, với phƣơng pháp dạy, với phƣơng pháp học theo định hƣớng của mục tiêu đào tạo đã vạch ra, là khâu quan trọng trong quản lí nhà trƣờng.

Quản lí TBGD là tác động có mục đích của ngƣời quản lí nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống TBGD phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo.

Nội dung của TBGD mở rộng đến đâu thì tầm quản lí cũng phải mở rộng và sâu tƣơng ứng. TBGD chỉ phát huy đƣợc tác dụng tốt trong việc giáo dục, đào tạo khi đƣợc quản lí tốt.

Quản lí TBGD là một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh tế - giáo dục vừa mang đặc tính khoa học - giáo dục nên quản lí TBGD một mặt vừa phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lí kinh tế, khoa học vừa phải tuân theo các yêu cầu quản lí chuyên ngành giáo dục.

Quản lí TBGD cần tuân thủ theo các nguyên tắc chung :

- TBGD đƣợc đầu tƣ cấp phát, nhà trƣờng tự mua sắm bổ sung hoặc đƣợc các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trƣờng tặng, biếu phục vụ các hoạt động của nhà trƣờng dù đơn giản hay hiện đại có giá trị kinh tế đều thuộc tài sản của Nhà nƣớc do nhà trƣờng quản lí và hiệu trƣởng nhà trƣờng chịu trách nhiệm theo đúng quy định của Nhà nƣớc. TBGD phải đƣợc quản lí sử dụng hiệu quả, phục vụ các hoạt động của nhà trƣờng và các hoạt động giáo dục khác theo yêu cầu cấp trên, không sử dụng vào các mục đích khác.

- Hàng năm phải có kế hoạch kiểm kê TBGD theo định kì hay kiểm tra bất thƣờng và có trách nhiệm báo cáo, chịu sự quản lí, thanh kiểm tra của cấp trên.

- TBGD phải đƣợc quản lí bằng hồ sơ sổ sách, có đầy đủ biên bản giao nhận, cập nhật hàng năm, trình bày khoa học, rõ ràng ; đƣợc phân loại, thống kê theo dõi có tính đến tỷ lệ hao mòn. Mua sắm TBGD phải có hợp đồng, hoá đơn chứng từ liên quan

- TBGD bị mất mát, hỏng hóc không sử dụng đƣợc, thừa thiếu phải có biên bản, thể hiện trong sổ sách, muốn thanh lí phải có quyết định của cấp có thẩm quyền theo đúng chế độ về quản lí tài chính hiện hành.

Theo tác giả Bùi Minh Hiền quản lí TBGD cần tuân thủ nghiêm ngặt bốn nguyên tắc:

- Nguyên tắc về tính mục đích: Khi sử dụng một TBGD nào đó phải xác định đƣợc nhiệm vụ của nó theo chƣơng trình học. Nếu TBGD không có nhiệm vụ rõ ràng đối với bài học, đối với chƣơng trình học đang đặt ra trong nhà trƣờng thì không nên sử dụng nó vì điều đó sẽ đem lại các hậu quả tiêu cực về mặt sƣ phạm.

- Nguyên tắc về tính phù hợp: Sử dụng TBGD phải đúng lúc, đúng chỗ và đủ cƣờng độ. Mỗi TBGD có vị trí xác định theo nội dung bài học, ngƣời giáo viên phải xác định đƣợc phƣơng pháp sử dụng TBGD đó cho phù hợp với tiến trình bài học.

- Nguyên tắc về tính kế thừa và phát triển: Các nhà trƣờng cần có kế hoạch sửa chữa, tái trang bị TBGD nhằm tận dụng TBGD cho phù hợp với kế hoạch đào tạo của nhà trƣờng đồng thời cần khai thác tích cực các nguồn có thể có nhƣ vốn cấp phát từ ngân sách nhà nƣớc, vốn theo phƣơng thức XHH giáo dục, vốn tự có do thành quả lao động của mình để từng bƣớc hiện đại hoá các TBGD và khuyến khích giáo viên, học sinh tự tạo TBGD để bổ sung thêm TBGD. TBGD phải phục vụ cho mục tiêu phát huy tính tích cực của ngƣời học làm cho khâu thực hành và học gắn liền với nhau. TBGD trong nhà trƣờng không chỉ phục vụ cho việc đào tạo nội bộ của nhà trƣờng mà còn phải đƣợc phát triển để phát huy ảnh hƣởng tới các nhà trƣờng trong đời sống cộng đồng.

- Nguyên tắc tuân thủ theo chu trình quản lí: Việc sử dụng TBGD trong nhà trƣờng không chỉ là công việc của giáo viên mà nó liên quan đến ngƣời quản lí nhà trƣờng vì vậy việc quản lí TBGD cần tuân thủ theo các bƣớc của chu trình quản lí: Kế hoạch hoá, tổ chức thực hiện, điều hành (chỉ đạo), kiểm tra giám sát (điều chỉnh, phân tích, tổng kết, rút kinh nghiệm). Quản lí TBGD phải phù hợp với bậc học, với điều kiện của từng nhà trƣờng. Quản lí TBGD phải đảm bảo tính hai mặt của công tác quản lí. Mặt hành chính nhằm đảm

bảo sự tồn tại và phát triển của TBGD trong nhà trƣờng đòi hỏi phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nƣớc về quản lí tài sản. Mặt chuyên môn nhằm phát huy tiềm năng sẵn có của TBGD để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng đòi hỏi cần động viên, khuyến khích giáo viên trong việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBGD.

Hoạt động quản lí TBGD đƣợc thực hiện thông qua các chức năng của quản lí: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra với các nội dung của quản lí TBGD đó là: quản lí việc xây dựng TBGD, quản lí việc sử dụng TBGD, quản lí việc bảo quản TBGD.

Quản lý việc xây dựng TBGD: bao gồm công tác mua sắm, sửa chữa TBGD đã hỏng.

Quản lý việc sử dụng TBGD: Dựa trên các văn bản quy định mà hiệu trƣởng có quy định cho việc sử dụng TBGD

Quản lý việc bảo quản TBGD: Xây dựng kế hoạch bảo quản TBGD. Tùy từng loại TBGD mà có cách bảo quản riêng.

Quản lý TBGD ở các trƣờng Tiểu học là một trong các công tác mà nhà trƣờng coi trọng trong giai đoạn hiện nay. Đây là một trong công tác trọng tâm của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 27)