Thực trạng xây dựng thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 51)

- Thực trạng về trang bị thiết bị giáo dục đƣợc cấp:

TBGD ở các nhà trƣờng Tiểu học hầu hết đƣợc cấp phát với số lƣợng hạn chế, phần lớn là các nhà trƣờng tự trang bị. Theo Thông tƣ 15/2009/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục thiết bị giáo dục tối thiểu cấp Tiểu học thì số lƣợng TBGD các trƣờng nhận đƣợc vẫn còn thiếu so với danh mục đó. Cụ thể:

Bảng 2.7. Thống kê số lƣợng thiết bị giáo dục

TT Loại TBGD An Dƣơng An Đồng Lê Thiện

SL % SL % SL % 1 Tranh ảnh, bản đồ, lƣợc đồ (225) 209 92,8 207 92 180 80 2 Mô hình, mẫu vật (98) 69 70,4 47 48 42 42,9 3 Dụng cụ (114) 76 66,7 62 54,4 54 47,4 4 Băng đĩa (9) 9 100 8 88,9 7 77,8 5 TBGD dùng chung (12)

( đầu, đĩa, máy tính….) 10 83,3 9 75 8 66,7

Nguồn: Phòng Giáo dục

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lƣợng các loại TBGD đƣợc trang bị đáp ứng 80% so với danh mục TBGD tối thiểu. Tuy nhiên đi tìm hiểu về thực tế thì số lƣợng TBGD đƣợc trang bị ở các môn học không đồng đều nhau. Thiết bị dùng cho môn Toán, Tiếng Việt với số lƣợng nhiều nhất tuy nhiên vẫn thiếu. Tranh ảnh dùng cho môn kể chuyện hầu nhƣ rất ít, giáo viên phải tận dụng tranh nhỏ trong sách giáo khoa. Mô hình bộ lắp ghép kỹ thuật vẫn còn thiếu nhiều. Đặc biệt là dụng cụ dành cho môn thể dục chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sử dụng của các trƣờng. Băng đĩa dùng cho môn Âm nhạc là đầy đủ hơn cả, tuy nhiên chƣa đồng đều ở các trƣờng. TBGD dùng chung đã đƣợc trang bị tuy nhiên so với nhu cầu vẫn thiếu, đặc biệt là các trƣờng vùng sâu nhƣ Lê Thiện.

Bảng 2.8. Đánh giá về chất lƣợng thiết bị giáo dục TT Loại TBGD Số ngƣời đƣợc hỏi Mức độ đạt đƣợc Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL % 1 Tranh ảnh, bản đồ, lƣợc đồ 135 23 17 82 60,7 30 22,2 2 Mô hình, mẫu vật 135 25 18,5 47 34,8 63 46,7 3 Dụng cụ 135 19 14,1 43 31,9 73 54,1 4 Băng đĩa 135 25 18,5 32 23,7 78 57,8 5 TBGD dùng chung

(đầu, đĩa, máy tính….) 135 21 15,6 29 21,5 85 63

Kết quả khảo sát cho thấy:

Về chất lƣợng các TBGD cho thấy hầu hết đều đã cũ, đặc biệt là băng đĩa, đài, một số tranh ảnh không còn phù hợp với chƣơng trình sách giáo khoa mới. Chất lƣợng TBGD đƣợc trang bị tại các trƣờng ở mức độ trung bình. Chất lƣợng TBGD chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế là do các loại TBGD chƣa đi sát vào thực tiễn nội dung, chƣơng trình sách giáo khoa, đặc biệt là các loại TBGD có nguồn gốc từ nƣớc ngoài thì chƣa thật sự phù hợp với nhu cầu sử dụng ở Việt Nam.

Về tính đồng bộ giữa các thiết bị chƣa cao là do việc trang bị TBGD chƣa xuất phát từ nhu cầu sử dụng của giáo viên. Nếu nhà trƣờng cho giáo viên đề xuất các loại thiết bị cần thiết cho từng bộ môn, từng khối lớp rồi đặt yêu cầu đối với nhà cung cấp thì sẽ khắc phục đƣợc tình trạng này.

Về mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng thì thiết bị dùng chung đƣợc sử dụng nhiều. Điều này cho thấy trong thực tế hiện nay xu hƣớng sử dụng các loại TBGD hiện đại ngày càng tăng, giáo viên ngày càng chú trọng đến việc sử dụng TBGD trong quá trình giảng dạy, đã biết kết hợp việc sử dụng các TBGD truyền thống và hiện đại.

- Thực trạng việc tái trang bị thiết bị giáo dục:

Việc tái trang bị ở các trƣờng đƣợc thể hiện qua các hoạt động: tự làm TBGD, mua bổ sung TBGD hàng năm, sửa chữa các TBGD bị hƣ hỏng. Theo thống kê tại trƣờng thì việc tái trang bị chủ yếu là mua bổ sung TBGD và tự làm TBGD, còn việc sửa chữa các TBGD đã hƣ hỏng ít đƣợc quan tâm do trình độ, hiểu biết về TBGD của nhân viên thƣ viện-thiết bị, GV bộ môn còn hạn chế. Ở một số trƣờng đã liên hệ với công ty thiết bị trƣờng học sửa chữa một số loại TBGD, cho GV có chuyên môn sửa chữa nhƣng kết quả không cao. Việc mua bổ sung thêm các loại TBGD theo danh mục sẽ góp phần ổn định về số lƣợng TBGD nhƣng để đảm bảo về chất lƣợng và tính đồng bộ của TBGD thì việc GV, HS tự làm TBGD theo nhu cầu sử dụng có ý nghĩa rất lớn giúp khắc phục đƣợc phần nào hạn chế hiện tại về TBGD của các nhà trƣờng.

Qua khảo sát, điều ta hiện nay tại các nhà trƣờng việc làm TBGD đã đƣợc đôn đốc thực hiện và loại TBGD thƣờng đƣợc GV làm chủ yếu gồm: tranh ảnh, mô hình, tƣ liệu điện tử, băng đĩa.

Hiện nay số lƣợng TBGD tự làm tại các trƣờng đƣợc thực hiện với số lƣợng còn ít. Các loại TBGD tự làm ở các trƣờng đứng đầu là tƣ liệu điện tử, tiếp đến là tranh ảnh, sơ đồ sau đó mới đến mô hình, phần mềm hầu nhƣ không có. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hƣớng phát triển XH hiện nay: CNTT phát triển, nguồn tƣ liệu trên internet nhiều; thiết kế tranh ảnh đơn giản hơn việc thiết kế mô hình tuy nhiên trình độ CNTT của GV còn hạn chế.

Chất lƣợng các loại TBGD tự làm chỉ đƣợc đánh giá đạt chất lƣợng trung bình, chất lƣợng tƣ liệu điện tử và tranh ảnh, bản đồ đƣợc đánh giá cao hơn so với mô hình, băng đĩa.

Kết quả khảo sát cho thấy phong trào tự làm TBGD hiện nay ở các trƣờng chƣa đi vào chiều sâu, mới chỉ mang tính chất hành chính. Hầu hết tại các trƣờng mới chỉ quy định cho mỗi tổ nhóm phải làm 1 TBGD sau mỗi năm học hƣởng ứng phong trào thi làm TBGD cấp trƣờng rồi đƣa lên cấp huyện hoặc cấp thành phố, đôi khi còn không tiến hành chấm cấp huyện và gửi thẳng lên cấp thành phố.

Tóm lại: Việc trang bị TBGD của các trƣờng TH chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nƣớc cung cấp, số lƣợng còn thiếu, TBGD hiện đại số lƣợng chƣa nhiều. TBGD tự làm không đáng kể, giá trị sử dụng chƣa cao nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ cho dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 51)