Quản lí việc sử dụng thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 75)

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

TBGD là bộ phận có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh; đến việc hiện đại hóa nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học; ảnh hƣởng đến trình độ nghiệp vụ và khả năng chuyên môn của GV. Tuy nhiên việc đầu tƣ TBGD dù đầy đủ, hiện đại đến đâu mà không đƣợc sử dụng hoặc sử dụng không đúng với mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học thì không thể phát huy đƣợc hiệu quả. Thực trạng khảo sát về tình hình sử dụng TBGD hiện nay tại các trƣờng đã cho thấy mức độ sử dụng TBGD chỉ đạt mức trung bình, hiện tƣợng dạy chay vẫn còn phổ biến, kĩ năng sử dụng TBGD của GV chƣa tốt, mức độ sử dụng TBGD chƣa đƣợc đồng đều giữa các GV, giữa các bộ môn dẫn đến hiệu quả sử dụng TBGD chƣa cao.

Để khắc phục những tồn tại trong thực trạng sử dụng TBGD nêu trên thì việc tăng cƣờng quản lí việc sử dụng TBGD của HT các trƣờng Tiểu học là thật sự cần thiết, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo xây dựng nội quy, quy định quản lí sử dụng TBGD.

+ HT phải chỉ đạo xây dựng đƣợc nội quy, quy định cụ thể về việc sử dụng đối với các loại TBGD khác nhau thật cụ thể, khoa học và phổ biến rộng rãi trong CB, GV, HS: quy định đối với TBGD thực hành, tranh ảnh, TBGD

hiện đại…; quy định nội quy cụ thể đối với từng bộ môn; quy định chung đối với GV, HS sử dụng TBGD.

+ Quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên tham gia quản lí sử dụng TBGD: HT có trách nhiệm triển khai mọi văn bản hƣớng dẫn chỉ đạo, nội quy, quy định về sử dụng TBGD đến CB, GV, HS.

PHT chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chỉ đạo sử dụng TBGD trong toàn trƣờng.

Tổ trƣởng chuyên môn chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai việc sử dụng TBGD trong GV, HS theo kế hoạch bộ môn đề ra; thƣờng xuyên đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng của các thành viên trong tổ chuyên môn.

Nhân viên thƣ viện-thiết bị giúp đỡ GV, HS chuẩn bị TBGD đồng thời tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng TBGD của GV, HS cho PHT vào cuối mỗi kì học hoặc khi có yêu cầu.

GV có trách nhiệm nghiên cứu, khai thác và sử dụng TBGD hiệu quả; hƣớng dẫn HS thực hành thí nghiệm theo quy định, quy chế chuyên môn.

+ Chỉ đạo các thành viên xây dựng các kế hoạch của bản thân theo phân công của HT.

- Tập huấn kĩ năng, nghiệp vụ khai thác sử dụng hiệu quả TBGD: TBGD có cấu trúc, cách thức quy trình sử dụng khác nhau; mỗi TBGD có ƣu nhƣợc điểm nhất định; mỗi TBGD có nhiều tính năng vì vậy để có thể sử dụng hiệu quả TBGD ngƣời GV cần phải có kiến thức và hiểu rõ về TBGD cho nên GV cần đƣợc tập huấn kĩ năng, nghiệp vụ khai thác TBGD. Để thực hiện đƣợc biện pháp này , HT cần:

+ Gửi Nhân viên thƣ viện-thiết bị đi học tập, bồi dƣỡng chuyên môn về kĩ năng sử dụng TBGD.

+ Tổ chức cho Nhân viên thƣ viện triển khai hƣớng dẫn cho GV hoặc mời chuyên gia (tham mƣu với Sở hoặc bên cung ứng TBGD) tập huấn cho GV sử dụng các loại TBGD mới, TBGD hiện đại.

+ Tổ chức cho các tổ nhóm chuyên môn hội thảo trao đổi về sử dụng TBGD cho các bài cụ thể.

+ Tổ chức biểu diễn trong nhóm, tổ chuyên môn các tính năng đƣa lại hiệu quả dạy học đối với các TBGD hiện có của nhà trƣờng.

+ Tổ chức trao đổi kinh nghiệm sử dụng TBGD, trao đổi tƣ liệu dạy học tự làm trong nhóm chuyên môn.

+ Tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dƣỡng tin học hoặc học tập trao đổi cách sử dụng các loại TBGD đặc biệt là TBGD hiện đại, cách ứng dụng CNTT trong giảng dạy, cách sử dụng các phần mềm vào soạn giảng,… giữa các GV trong nhà trƣờng.

- Quản lí kế hoạch sử dụng TBGD của tổ chuyên môn, cá nhân: xây dựng quy chế làm việc, tăng cƣờng hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn trong quản lý sử dụng TBGD có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định tính nguyên tắc - tính kỷ luật lao động cao. Tổ nhóm là gần gũi nhất, trực tiếp thực hiện quản lý và thực hiện việc sử dụng hệ thống TBGD vì vậy tổ nhóm phải tăng cƣờng hoạt động có hiệu quả thật sự giúp nhà trƣờng quản lý tốt việc sử dụng hệ thống TBGD; kế hoạch sử dụng TBGD đƣợc nằm trong kế hoạch chung của nhà trƣờng, từ đó tổ chuyên môn triển khai cho các thành viên của tổ xây dựng kế hoạch sử dụng TBGD cho cá nhân mình dựa vào danh mục TBGD hiện có của nhà trƣờng và TBGD theo yêu cầu SGK, sách giáo viên.

+ Cung cấp cho GV danh mục TBGD hiện có của nhà trƣờng.

+ Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch sử dụng TBGD chi tiết theo phân phối chƣơng trình.

+ Tổ chuyên môn tổ chức hội thảo thống nhất các loại TBGD cần thiết cần sử dụng đƣa vào quy định chung của tổ và nhà trƣờng.

+ Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch sử dụng chi tiết cho từng tuần, từng tháng và đăng kí với nhân viên thƣ viện.

+ Thống nhất thực hiện quy trình báo cáo kế hoạch của tổ bộ môn, của từng GV.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất đƣa nội dung sử dụng TBGD vào đánh giá đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Quản lí việc sử dụng TBGD trên lớp: Làm cho các tiết dạy của GV luôn sử dụng TBGD theo yêu cầu nội dung, chƣơng trình bài dạy; đảm bảo chất lƣợng các tiết dạy giúp HS dễ hiểu bài và phát triển trí tuệ sáng tạo trong quá trình học tập; tạo thói quen cho GV thƣờng xuyên sử dụng TBGD trên lớp; nâng cao kỹ năng sử dụng TBGD của GV, tính thuần thục của HS khi sử dụng các thiết bị thực hành, thí nghiệm…

+ Theo dõi việc sử dụng TBGD cụ thể cho từng tiết học: Lập sổ theo dõi sử dụng TBGD của GV, thông qua GVCN hƣớng dẫn và giao trách nhiệm cho cán bộ lớp ghi chép cụ thể loại TBGD đƣợc dùng trong từng tiết học của mỗi ngày.

+ BGH cùng tổ trƣởng chuyên môn tiến hành dự giờ thăm lớp đột xuất, báo trƣớc… để nắm bắt tình hình sử dụng TBGD trên lớp.

+ Tổ trƣởng chuyên môn báo cáo tình hình sử dụng TBGD của thành viên trong tổ hàng tháng cho hiệu phó phụ trách.

- Tăng cƣờng kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng TBGD: Phát huy hiệu quả TBGD, điều chỉnh những hạn chế của TBGD trong quá trình sử dụng; phát huy và nâng cao kĩ năng sử dụng TBGD của GV; kiểm tra việc thực hiện, sử dụng TBGD của GV trên lớp theo quy định, đánh giá mức độ thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học của GV.

+ Chỉ đạo tổ trƣởng chuyên môn kiểm tra việc thực hiện sử dụng TBGD của các thành viên trong tổ hàng tháng thông qua kế hoạch cá nhân, sổ đăng kí TBGD của nhân viên thƣ viện và sổ theo dõi sử dụng TBGD trên lớp của GV.

+ Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá thực trạng TBGD hiện có để có biện pháp đánh giá hiệu quả sử dụng TBGD chính xác.

+ Chỉ đạo kiểm tra hồ sơ, sổ sách theo dõi việc sử dụng TBGD: sổ đăng kí sử dụng TBGD, sổ mƣợn – trả, sổ theo dõi tình hình TBGD… của nhân

viên thƣ viện cùng kết quả báo cáo của tổ chuyên môn để đánh giá sơ bộ tình hình sử dụng TBGD của GV từ đó có những biện pháp nhắc nhở thƣờng xuyên, kịp thời theo tháng, theo học kì để thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

+ Tổ chức dự giờ, thăm lớp; tổ chức thao giảng, hội thi GV dạy giỏi có đúc rút kinh nghiệm về hiệu quả sử dụng TBGD.

+ Đƣa tiêu chí kĩ năng sử dụng, khai thác TBGD có hợp lí, khoa học, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp,… vào việc đánh giá giờ dạy.

+ Thay đổi tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo hƣớng tích cực học tập, khả năng vận dụng tri thức của học sinh thông qua các kĩ năng sử dụng TBGD; nội dung kiểm tra, đánh giá học sinh phải có phần thực hành, làm thí nghiệm .

+ Cuối học kỳ và cuối năm học, HT chỉ đạo các tổ chuyên môn tổng kết, rút kinh nghiệm, viết SKKN về việc làm TBGD, sử dụng thiết bị dạy học bộ môn.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- HT phải xây dựng đƣợc hệ thống các nội quy, quy định cụ thể đối với việc sử dụng TBGD của nhà trƣờng.

- Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch cần đi sát với thực trạng TBGD của nhà trƣờng.

- Công tác kiểm tra, đánh giá phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và thực tế tránh chỉ kiểm tra hành chính. Nêu gƣơng điển hình tiên tiến, nghiêm túc kiểm điểm những GV sử dụng không hiệu quả TBGD trong dạy học.

- Các bộ phận tham gia quản lí phải có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng và thực hiện tốt trách nhiệm đƣợc phân cấp.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 75)