Cơ sở pháp lý của quản lý thiết bị giáo dục ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 30)

1.4.1. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Điều 26, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định: "Giáo dục Tiểu học đƣợc thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của HS vào học lớp một là sáu tuổi. "

Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, trƣờng Tiểu học gắn liền với cộng đồng, hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học trong và ngoài nhà trƣờng có ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh hoạt văn hoá và đời sống địa phƣơng. Phát triển giáo dục Tiểu học bền vững là xây dựng nền móng vững chắc không chỉ cho giáo dục phổ thông mà còn cho cả sự hình

thành và phát triển nhân cách của mỗi con ngƣời - nguồn nhân lực cho mai sau.

Điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở (Khoản 2, Điều 27, Luật GD 2005).

Mục tiêu giáo dục tiểu học đƣợc cụ thể hoá thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chƣơng trình tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục tiểu học đã đƣợc cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hƣớng,... Các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở cấp tiểu học.

Nội dung và phƣơng pháp giáo dục Tiểu học cũng đƣợc quy định cụ thể ở điều 28 luật giáo dục năm 2005: "Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con ngƣời; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể; giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật ".

"Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp dạy tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ".

Nhƣ vậy, giáo dục Tiểu học là cấp học hình thành cho ngƣời học những điều kiện cần thiết ban đầu, mang tính nền tảng, để từ đó học sinh có thể tiếp tục học lên cao hơn. Trong giai đoạn hiện nay, khi giáo dục đang thực hiện đổi mới nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc thì vai trò, nhiệm vụ của cấp Tiểu học càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

1.4.2. Hiệu trưởng trường Tiểu học với công tác quản lí thiết bị giáo dục

Trƣờng Tiểu học là một cơ sở giáo dục nên quản lí trƣờng Tiểu học đƣợc hiểu là quản lí theo nghĩa hẹp. Quản lý trƣờng Tiểu học là tập hợp các động tác, tối ƣu sự cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của Hiệu trƣởng đến tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhằm tận dụng các nguồn lực, hƣớng vào việc đẩy mạnh hoạt động của nhà trƣờng, để thực hiện có chất lƣợng các mục tiêu đề ra.

Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng do Trƣởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trƣờng tiểu học công lập, công nhận đối với trƣờng tiểu học tƣ thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trƣởng của cấp có thẩm quyền.

Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học công lập có nhiệm vụ và quyền hạn : - Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trƣờng trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thƣởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

chính, tài sản của nhà trƣờng;

- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trƣờng; quyết định khen thƣởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh trong nhà trƣờng và các đối tƣợng khác trên địa bàn trƣờng phụ trách;

- Dự các lớp bồi dƣỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp và các chính sách ƣu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trƣờng hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục;

- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trƣờng đối với cộng đồng.

Quản lí TBGD là một hoạt động trong quá trình quản lí trƣờng học của ngƣời hiệu trƣởng, là một trong những nhiệm vụ đã đƣợc quy định đối với ngƣời hiệu trƣởng trong nhà trƣờng Tiểu học.

Hoạt động quản lí TBGD của ngƣời hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học là cả một quá trình lâu dài, do đó để quản lí TBGD trong nhà trƣờng ngƣời hiệu trƣởng cần phải nắm vững cơ sở lí luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lí; nắm vững các chức năng, nội dung quản lí, biết phân lập và phối hợp các nội dung, các mặt quản lí ; hiểu rõ đòi hỏi của chƣơng trình giáo dục và những điều kiện TBGD để thực hiện chƣơng trình; có ý tƣởng đổi mới và thực hiện ý tƣởng bằng một kế hoạch khả thi; biết huy động mọi tiềm năng có thể có của tập thể và cộng đồng cao công việc; có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hƣớng thống nhất là đảm bảo TBGD để nâng cao chất lƣợng giáo dục.

Hiệu trƣởng phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trò của TBGD trong quá trình sƣ phạm của nhà trƣờng đồng thời làm cho các thành viên của

Hội động sƣ phạm và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa TBGD với phƣơng pháp và chất lƣợng giáo dục. Để quản lí tốt TBGD ngƣời hiệu trƣởng ngoài lòng nhiệt tình, năng lực còn cần có một số hiểu biết và kĩ năng chuyên ngành phụ trách, hiệu trƣởng cần nắm đƣợc một số nội dung và phƣơng pháp làm việc trong công tác quản lí TBGD nhƣ sau :

Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lí toàn diện về TBGD: Hiệu trƣởng có trách nhiệm và quyền hạn là ngƣời đứng đầu nhà trƣờng trong việc quản lí TBGD, có tƣ cách pháp nhân quản lí toàn bộ TBGD đồng thời là ngƣời có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của TBGD trong mọi vấn đề đặt ra bằng mọi biện pháp nhƣ thực thi thẩm quyền; nghiêm chỉnh thực hiện quy định của Nhà nƣớc và của các cấp quản lí Ngành; thực hiện dân chủ hoá trƣờng học, phát huy tinh thần là chủ, sáng tạo, chủ động của đội ngũ giáo viên và học sinh; đề xuất, phân công, động viên vật chất và tinh thần; huy động các nguồn lực...

Hiệu trƣởng tổ chức công tác quản lí TBGD: Trƣờng Tiểu học phải có biên chế nhân viên thƣ viện-thiết bị chuyên trách; hiệu trƣởng quản lí TBGD theo đúng nguyên tắc quy định của Nhà nƣớc, có đủ hồ sơ và sổ sách quản lí; thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê theo định kì, đột xuất; Xây dựng kế hoạch hàng năm về trang bị, tái trang bị TBGD bằng nhiều con đƣờng; đảm bảo chế độ tiêu hao trong công tác thực nghiệm, kinh phí hỗ trợ cho việc tự làm và sáng tạo TBGD cho việc dạy học của nhà trƣờng; Nhân viên thƣ viện-thiết bị giúp hiệu trƣởng dự trù kinh phí, kế hoạch mua sắm TBGD hàng năm, có biện pháp quản lí tốt và phát huy hiệu quả của TBGD, trang bị TBGD bằng nhiều biện pháp khác nhau, hỗ trợ đắc lực về chuyên môn cho giáo viên; Kinh phí cho TBGD từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ ngân sách nhà nƣớc, đóng góp của nhân dân vì vậy cần có kế hoạch sử dụng tốt các nguồn kinh phí đúng mục đích, không cắt xén hay dùng cho việc khác; Luôn có sự cải tiến, bổ sung điều kiện đáp ứng việc hiện đại hoá công tác giáo dục và đào tạo.

Quản lí TBGD của ngƣời hiệu trƣởng là quản lí cả một khối công việc lớn nên ngƣời hiệu trƣởng phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh ngƣời lãnh đạo, nỗ lực lớn vì mục đích tất cả vì sự nghiệp giáo dục, vì thế hệ tƣơng lai.

Hiệu trƣởng Tiểu học phải nắm rõ Thông tƣ 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học để so sánh, đối chiếu với TBGD mà nhà trƣờng hiện có để có kế hoạch quản lý TBGD trong trƣờng mình một cách tốt nhất.

Công tác quản lí TBGD của hiệu trƣởng bao gồm các nội dung cơ bản sau: Quản lí việc xây dựng TBGD; Quản lí việc sử dụng TBGD; Quản lí việc bảo quản TBGD. Tuy nhiên để công tác quản lí TBGD trong nhà trƣờng đóng góp vai trò quan trọng trong đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD thì hiệu trƣởng cần quan tâm, chú trọng đến các biện pháp:

Bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về vai trò của TBGD, QL TBGD đối với CB, GV, NV, HS và PHSH.

Xây dựng và tổ chức hoạt động bộ máy quản lí TBGD. Quản lí xây dựng TBGD.

Tăng cƣờng quản lí sử dụng và bảo quản TBGD.

Tạo điều kiện, môi trƣờng thuận lợi cho CB, GV, NV, HS tham gia quản lí TBGD.

1.4.3. Các văn bản của ngành về thiết bị giáo dục

Thông tƣ Liên bộ số 34/TT - LB ngày 26/7/1990 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Ðào tạo hƣớng dẫn quản lý vốn sự nghiệp đầu tƣ cho giáo dục đã ghi rõ: "Liên sở Giáo dục và Tài chính cần kết hợp chặt chẽ để bố trí hợp lý

đáp ứng kinh tế cho các khoản chi khác, trong đó dành tối thiểu 6 - 10% tổng ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục phổ thông,... để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa và các thiết bị cho thư viện trường học nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học cho nhà trường ".

Luật Giáo dục đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã chỉ rõ trong điều 99 (Nội dung quản lý nhà nƣớc về GD), điều 100 (Cơ quan quản lý nhà nƣớc về GD: ... "Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về

GD theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo , tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các nhà trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả GD tại địa phương ".

Điều lệ trƣờng Tiểu học.

Thông tƣ 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thiết bị giáo dục ở trƣờng học

Quản lý TBGD là công tác chung và có tầm ảnh hƣởng đến tất cả mọi hoạt động của nhà trƣờng. Ngƣợc lại có một số yếu tố sau ảnh hƣởng đến quản lý TBGD:

1.5.1. Cơ chế chính sách

Hầu hết các TBGD cung cấp cho các trƣờng Tiểu học đều do Nhà nƣớc cấp phát. Tuy nhiên số lƣợng có hạn, chỉ một số trƣờng đƣợc ƣu tiên mới nhận đƣợc TBGD cấp phát. Nếu có cơ chế chinh sách phù hợp thì việc trang bị TBGD cho các trƣờng sẽ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh.

1.5.2. Nhà quản lý

Quản lý thiết bị giáo dục là công việc của ngƣời quản lý chính là Hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng có trách nhiệm quản lý toàn diện về TBGD từ khâu xây dựng, sử dụng, bảo quản. Do đó TBGD có phát huy tính tích cực, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục hay không chính là do nghệ thuật quản lý của Hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bên cạnh đó phải có năng lực lãnh đạo và một số phẩm chất khác để quản lý TBGD đạt hiệu quả cao.

1.5.3. Giáo viên

Giáo viên là ngƣời sử dụng trực tiếp TBGD để giảng dạy cho học sinh. Giáo viên cần hiểu rõ tính năng cũng nhƣ tình trạng của TBGD. Hiệu quả sử dụng của TBGD đến đâu là do giáo viên bởi vậy. giáo viên phải có trình độ, biết cách sử dụng và khai thác TBGD. Không chỉ sử dụng tốt, giáo viên cũng phải biết cách bảo quản nó đúng theo quy định. Điều này phụ thuộc vào sự cẩn thận, lòng nhiệt tình của ngƣời sử dụng. Song song với việc sử dụng TBGD sắn có, giáo viên tự sáng tạo ra TBGD phục vụ cho dạy học của mình, chính họ là ngƣời tạo ra TBGD phù hợp với tình hình thực tế nhất. Qua đây có thể thấy vai trò của giáo viên rất lớn ảnh hƣởng tới quản lý thiết bị giáo dục.

1.5.4. Học sinh

Học sinh là đối tƣợng trực tiếp sử dụng TBGD, thông qua TBGD để thu nhận kiến thức. Do đó, học sinh ảnh hƣởng không nhỏ đến việc quản lý TBGD. Học sinh kết hợp với giáo viên sử dụng, bảo quản và xây dựng TBGD.

1.5.5. Tài chính

Trƣớc đây TBGD chủ yếu đƣợc cấp từ ngân sách nhà nƣớc, tuy nhiên chƣa thể đầy đủ và đồng bộ. Nhà trƣờng hàng năm đã huy động các nguồn vốn để mua bổ sung thiết bị giáo dục. Trong thời đại CNTT, TBGD hiện đại đƣợc sử dụng là chủ yếu nhƣng giá thành rất cao. Do đó để trang bị 1 loại TBGD thôi cũng rất tốn kém. Bên cạnh đó, việc sửa chữa, tu bổ, bảo quản TBGD cũng mất khoản chi phí không nhỏ. Do đó trƣờng nào có nguồn tài chính dồi dào thì việc quản lý TBGD của trƣờng đó chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất cơ sở để triển khai nội dung các chƣơng tiếp theo. Đó là các luận điểm lý luận sau:

Lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, thiết bị giáo dục. Quản lí đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lí nhà trƣờng vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi ngƣời Hiệu trƣởng phải nắm vững những vấn đề cơ

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 30)