Thực trạng bảo quản thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 56)

Bảo quản TBGD đƣợc quy định trong yêu cầu của quản lí TBGD theo quy chế TBGD: TBGD phải đƣợc bố trí ngăn nắp, sắp xếp khoa học, tu bổ, bảo dƣỡng, vệ sinh, theo dõi việc sử dụng…

Việc bảo quản TBGD ở các nhà trƣờng là rất cần thiết và tất cả mọi ngƣời đều đồng ý nhƣ vậy. Tuy nhiên mức độ thực hiện nhƣ thế nào còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện bảo quản của mỗi nhà trƣờng. Qua điều tra, đánh giá về kho và phƣơng tiện bảo quản TBGD tại các trƣờng tác giả thấy rằng hiện nay do điều kiện CSVC còn nhiều khó khăn về số lƣợng phòng học, phòng chức năng nên kho và phƣơng tiện bảo quản TBGD còn chƣa thật sự đƣợc quan tâm. Qua thực tế quan sát tác giả nhận thấy kho thiết bị ở các trƣờng chủ yếu là sự tận dụng các phòng học để ngăn, chia tạo thành kể cả đối với trƣờng An Dƣơng và An Đồng là trƣờng chuẩn quốc gia nhƣng việc bố trí

các phòng kho thiết bị cũng chỉ mang tính tƣơng đối đẩm bảo về số lƣợng, chƣa đạt chất lƣợng.

Về phƣơng tiện bảo quản TBGD đƣợc đánh giá ở mức còn thiếu thể và trên thực tế điều tra tác giả nhận thấy phƣơng tiện bảo quản chủ yếu tập trung vào tủ, giá để dựng TBGD là tƣơng đối đầy đủ còn các loại phƣơng tiện khác theo quy định của phòng thiết bị nhƣ máy hút ẩm, quạt thông gió, xe đẩy… hầu hết ở các trƣờng không có.

Việc bảo quản TBGD hoàn toàn đƣợc giao trách nhiệm cho nhân viên thƣ viện-thiết bị, ở một số trƣờng nhân viên thƣ viện-thiết bị đã có sự phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để huy động HS cùng tham gia vào việc bảo quản TBGD tuy nhiên mức độ thực hiện bảo quản TBGD chƣa thật sự đạt hiệu quả cao thể hiện qua sự hao mòn các loại dụng cụ, thiết bị còn nhiều, chƣa đảm bảo vệ sinh cho TBGD là do nhân viên thƣ viện-thiết bị chƣa tận tâm với công việc, HS chƣa có ý thức cao đối với công tác này.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 56)