Thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 25)

Trong trƣờng học, hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có chức năng sử dụng cho mục đích giáo dục và đào tạo đƣợc gọi là hệ thống cơ sở vật chất sƣ phạm. CSVC và TBGD là tất cả các phƣơng tiện vật chất đƣợc huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt đƣợc mục đích giáo dục.

TBGD là thuật ngữ đại diện cho các cách gọi khác nhau: học cụ, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, là một bộ phận của CSVC trƣờng học trực tiếp có mặt trong các giờ học đƣợc thầy trò cùng sử dụng.

Hệ thống CSVC sƣ phạm đƣợc chia ra là ba bộ phận: Trƣờng sở (nhà cửa, lớp học, sân chơi bãi tập, khuôn viên....); Sách và thƣ viện trƣờng học; TBGD (máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, tƣ liệu điện tử...). Cái lõi của CSVC sƣ phạm trƣờng học chính là TBGD.

TBGD là các phƣơng tiện vật chất cần thiết đƣợc giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình giáo dục, giảng dạy giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, trong hoạt động khám phá và lĩnh hội tri thức góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

TBGD là các phƣơng tiện phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trƣờng, đƣợc trang bị hoặc do giáo viên tự làm, đƣợc chi kinh phí từ nguồn ngân sách ; đƣợc trang bị từ công tác XHH giáo dục hoặc nhà trƣờng tự mua sắm bằng nguồn kinh phí đƣợc phép thu từ phí học sinh hay gia đình học sinh.

TBGD đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau :

Phân loại theo loại hình là căn cứ vào hình thức tồn tại của đối tƣợng gồm có mô hình, mẫu vật, vật thật, ấn phẩm, tài liệu nghe nhìn, dụng cụ thí nghiệm, phƣơng tiện hiện đại, hoá chất.

Phân loại theo chức năng: TBGD truyền tải thông tin (chứng minh), TBGD luyện tập (thực hành), TBGD kiểm tra (đối chứng), TBGD hỗ trợ (dùng chung), TBGD phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ hay giá trị: TBGD chính quy, không chính quy, TBGD tự làm, TBGD giá thành hạ...

Từ thực tế, có thể khái quát TBGD trong nhà trƣờng đƣợc quy định theo danh mục thiết bị tối thiểu đƣợc Bộ giáo dục và đào tạo ban hành năm 2009 gồm : Tranh ảnh, bản đồ, lƣợc đồ; Dụng cụ; Mẫu vật; Mô hình; Băng đĩa; Thiết bị dùng chung (đầu đĩa, tivi, đài, máy tính, máy chiếu, máy ảnh....). Ngoài ra nhà trƣờng còn có TBGD tự làm.

Tuy nhiên, TBGD đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học và giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu và tính chất của TBGD.

TBGD phải phù hợp với đối tƣợng ; TBGD phải phù hợp với khả năng và đặc điểm tƣ duy của học sinh.

TBGD phải đảm bảo tính khoa học (mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực); TBGD phải đảm bảo tính sƣ phạm (phù hợp với các yêu cầu về mặt sƣ phạm nhƣ độ rõ, kích thƣớc, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lí học sinh); TBGD phải đảm bảo tính thẩm mỹ, khả thi và an toàn; TBGD phải đảm bảo tính kinh tế (giá thành tƣơng xứng với hiệu quả giáo dục – đào tạo, hợp lí với chất lƣợng sản phẩm).

Nhƣ vậy TBGD có thể đơn giản hay hiện đại nhƣng qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan, sƣ phạm, an toàn và giá cả hợp lí, tƣơng xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết là những thiết bị đắt tiền.

Quá trình dạy học, giáo dục đƣợc cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tƣơng tác với nhau đó là : Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, giáo viên, học sinh, TBGD. TBGD là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy học, giáo dục. TBGD là cầu nối để giáo viên, học sinh sử dụng phƣơng pháp thông qua hội dung để đạt nội dung. TBGD là một bộ

phận của nội dung và phƣơng pháp, chúng có thể vừa là phƣơng tiện để nhận thức, vừa là đối tƣợng để nhận thức. TBGD cho phép thực hiện nguyên tắc trực quan trong dạy học; Góp phần đảm bảo chất lƣợng kiến thức theo những đặc trƣng cơ bản (tính chính xác, khoa học; tính tổng quát; tính hệ thống; tính chuyển hoá; tính thực tiễn, vận dụng đƣợc; tính bền vững); Dạy phƣơng pháp học tập, nghiên cứu khoa học, làm việc; Rèn luyện kĩ năng nhiều mặt cho ngƣời học.

TBGD có vai trò là công cụ lao động của ngƣời giáo viên; là công cụ nhận thức của học sinh; là sự cụ thể hoá nội dung dạy học; vật chất hoá phƣơng pháp đào tạo; tham gia vào thúc đẩy sự hiện thực hoá mục tiêu đào tạo góp phần làm cho quá trình đào tạo có chất lƣợng, hiệu quả.

Trƣớc đây, TBGD chủ yếu để minh họa cho bài giảng. Đây là quan niệm đã lỗi thời, chƣa đầy đủ, chƣa thể hiện hết tầm quan trọng cũng nhƣ vai trò của TBGD. Hiện nay quan niệm mới TBGD là nguồn tri thức. Giáo viên dùng chính TBGD để dạy. Học sinh thu nhận những kiến thức chính từ TBGD chứ không phải đơn thuần dựa trên những lời giảng của giáo viên.

TBGD lại đặc biệt quan trọng đối với học sinh Tiểu học vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tƣợng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kỹ năng kỹ xảo, tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh phát huy tính tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 25)