Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 36)

Hầu hết các TBGD cung cấp cho các trƣờng Tiểu học đều do Nhà nƣớc cấp phát. Tuy nhiên số lƣợng có hạn, chỉ một số trƣờng đƣợc ƣu tiên mới nhận đƣợc TBGD cấp phát. Nếu có cơ chế chinh sách phù hợp thì việc trang bị TBGD cho các trƣờng sẽ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh.

1.5.2. Nhà quản lý

Quản lý thiết bị giáo dục là công việc của ngƣời quản lý chính là Hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng có trách nhiệm quản lý toàn diện về TBGD từ khâu xây dựng, sử dụng, bảo quản. Do đó TBGD có phát huy tính tích cực, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục hay không chính là do nghệ thuật quản lý của Hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bên cạnh đó phải có năng lực lãnh đạo và một số phẩm chất khác để quản lý TBGD đạt hiệu quả cao.

1.5.3. Giáo viên

Giáo viên là ngƣời sử dụng trực tiếp TBGD để giảng dạy cho học sinh. Giáo viên cần hiểu rõ tính năng cũng nhƣ tình trạng của TBGD. Hiệu quả sử dụng của TBGD đến đâu là do giáo viên bởi vậy. giáo viên phải có trình độ, biết cách sử dụng và khai thác TBGD. Không chỉ sử dụng tốt, giáo viên cũng phải biết cách bảo quản nó đúng theo quy định. Điều này phụ thuộc vào sự cẩn thận, lòng nhiệt tình của ngƣời sử dụng. Song song với việc sử dụng TBGD sắn có, giáo viên tự sáng tạo ra TBGD phục vụ cho dạy học của mình, chính họ là ngƣời tạo ra TBGD phù hợp với tình hình thực tế nhất. Qua đây có thể thấy vai trò của giáo viên rất lớn ảnh hƣởng tới quản lý thiết bị giáo dục.

1.5.4. Học sinh

Học sinh là đối tƣợng trực tiếp sử dụng TBGD, thông qua TBGD để thu nhận kiến thức. Do đó, học sinh ảnh hƣởng không nhỏ đến việc quản lý TBGD. Học sinh kết hợp với giáo viên sử dụng, bảo quản và xây dựng TBGD.

1.5.5. Tài chính

Trƣớc đây TBGD chủ yếu đƣợc cấp từ ngân sách nhà nƣớc, tuy nhiên chƣa thể đầy đủ và đồng bộ. Nhà trƣờng hàng năm đã huy động các nguồn vốn để mua bổ sung thiết bị giáo dục. Trong thời đại CNTT, TBGD hiện đại đƣợc sử dụng là chủ yếu nhƣng giá thành rất cao. Do đó để trang bị 1 loại TBGD thôi cũng rất tốn kém. Bên cạnh đó, việc sửa chữa, tu bổ, bảo quản TBGD cũng mất khoản chi phí không nhỏ. Do đó trƣờng nào có nguồn tài chính dồi dào thì việc quản lý TBGD của trƣờng đó chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất cơ sở để triển khai nội dung các chƣơng tiếp theo. Đó là các luận điểm lý luận sau:

Lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, thiết bị giáo dục. Quản lí đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lí nhà trƣờng vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi ngƣời Hiệu trƣởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí nói chung, quản lý giáo dục nói riêng để vận dụng tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng đạt hiệu quả cao.

TBGD là các phƣơng tiện vật chất cần thiết đƣợc giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình giáo dục, dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, trong hoạt động khám phá và lĩnh hội tri thức góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Lý luận về quản lý thiết bị giáo dục

TBGD là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy học, giáo dục.

Quản lí TBGD là hoạt động quan trọng và cần thiết trong quản lí hoạt động dạy học. Quản lí TBGD là một trong những công việc của ngƣời cán bộ quản lí , là đối tƣợng quản lí trong nhà trƣờng.

Cơ sở pháp lý của quản lý thiết bị giáo dục ở các trƣờng Tiểu học. Giáo dục Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là cấp học hình thành cho ngƣời học những điều kiện ban đầu, mang tính nền tảng, để từ đó học sinh có thể tiếp tục học lên cao hơn.

- Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học quản lý TBGD bao gồm các nội dung cơ bản: Quản lí xây dựng TBGD; Quản lí sử dụng TBGD; Quản lí bảo quản TBGD.

- Các văn bản về TBGD.

Có 5 yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thiết bị giáo dục: cơ chế chính sách, nhà quản lý, giáo viên, học sinh, tài chính.

Thực tiễn cho thấy, nhiệm vụ quản lí TBGD đƣợc thực hiện thành công là nhờ vào nhận thức đầy đủ, quyết định đúng đắn, ý đồ chuyên môn rõ rệt, khả năng dựa vào đội ngũ giáo viên của ngƣời Hiệu trƣởng. Chính vì vậy quản lí TBGD trong nhà trƣờng thực sự là cần thiết và để có thể có đƣợc những biện pháp quản lí TBGD hiệu quả thì ngƣời hiệu trƣởng luôn phải đánh giá đƣợc thực trạng quản lí TBGD của trƣờng mình.

Từ cơ sở lí luận nghiên cứu ở trên, tác giả đã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lí TBGD của Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện An Dƣơng, thành phố Hải Phòng.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN AN DƢƠNG,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội, giáo dục và đào tạo huyện An Dƣơng, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 36)