Đẩy mạnh quản lí việc bảo quản thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 79)

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Trong xu hƣớng phát triển hiện nay, nguồn TBGD trong các nhà trƣờng ngày càng đƣợc đa dạng hóa, hiện đại hóa. QL TBGD là nội dung cần thiết song song với trang bị TBGD. QL TBGD nhằm mục đích đảm bảo sử dụng

lâu dài và hiệu quả TBGD. QL việc bảo quản TBGD một cách tích cực và thƣờng xuyên đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng TBGD tạo cơ sở hoạt động đồng bộ cho các kế hoạch khác của nhà trƣờng. Việc bảo quản TBGD cần có sự đầu tƣ về vật chất, công sức và lòng nhiệt tình của ngƣời có trách nhiệm QL bảo quản TBGD nên QL việc bảo quản TBGD không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên thƣ viện mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong nhà trƣờng mà đứng đầu là ngƣời HT. HT quan tâm đúng mức đến QL bảo quản TBGD là góp phần xây dựng hệ thống TBGD của nhà trƣờng đảm bảo chất lƣợng tƣơng xứng với xu thế phát triển của nhà trƣờng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế công tác này chƣa thật sự đƣợc chú trọng mà chủ yếu giao trách nhiệm cho nhân viên thƣ viện vì vậy để QL TBGD đƣợc tốt thì biện pháp đẩy mạnh QL việc bảo quản TBGD là thật sự cần thiết để chống lãng phí do mức độ hƣ hỏng TBGD, tiết kiệm nguồn kinh phí đầu tƣ cho trang bị TBGD và góp phần đẩy mạnh hiệu quả sử dụng TBGD.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để có thể đẩy mạnh QL bảo quản TBGD, HT cần có những biện pháp cụ thể sau:

- Xây dựng hệ thống các nội quy, quy định chi tiết cho từng phòng bộ môn; từng bộ phận có liên quan .

+ Quy định về mƣợn TBGD của GV.

+ Quy định trách nhiệm của GV đối với việc đăng kí sử dụng phòng bộ môn.

+ Quy định đối với HS khi tham gia học tập tại phòng bộ môn. + Quy định trách nhiệm của từng bộ phận QL bảo quản TBGD.

Nhân viên thƣ viện-thiết bị phải bố trí, sắp xếp khoa học, vệ sinh sạch sẽ thƣờng xuyên các loại TBGD theo môn, theo khối lớp phù hợp theo yêu cầu bảo quản TBGD; theo dõi tình trạng TBGD định kì theo năm học.

GV có trách nhiệm sử dụng TBGD theo đúng cơ chế vận hành, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng; có trách nhiệm giúp HS bảo quản tốt TBGD trong quá trình sử dụng.

HS cùng phối hợp với GV, nhân viên thƣ viện thực hiện vệ sinh và bảo quản tốt TBGD trong quá trình sử dụng.

PHT xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá công tác bảo quản TBGD của bộ phận QL TBGD, đƣa tiêu chí bảo quản TBGD vào thi đua của GV, lớp, của từng HS.

- Chú trọng nâng cao nhận thức của nhân viên thƣ viện, GV, HS trong bảo quản TBGD.

+ Hiệu quả công tác QL bảo quản TBGD phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn, lòng nhiệt tình với công việc của nhân viên thƣ viện vì vậy HT cần phải có kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn cho nhân viên thƣ viện thƣờng xuyên, giúp họ hiểu rõ yêu cầu, nhiệm vụ của công việc, động viên họ tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Triển khai cho GV, HS nắm vững cơ chế bảo quản TBGD. TBGD có đặc điểm và tính năng khác nhau nên để bảo quản tốt trong quá trình sử dụng GV, HS cần nắm vững cơ chế vận hành, sử dụng TBGD thì mới có thể thực hiện đúng quy trình bảo quản TBGD.

+ Triển khai các nội quy, quy định tại các phòng bộ môn, chức năng và yêu cầu GV, HS thực hiện nghiêm túc các yêu cầu trên từ đó có ý thức tốt trong việc bảo quản TBGD.

+ Huy động mọi thành viên trong nhà trƣờng đều tham gia bảo quản TBGD. Bộ phận QL bảo quản TBGD phải thực hiện tốt trách nhiệm đƣợc HT giao.

- Tăng cƣờng điều kiện bảo quản: việc bảo quản TBGD ở các trƣờng có đƣợc thực hiện tốt hay không một phần phụ thuộc và điều kiện CSVC của nhà trƣờng. Hiện nay sự thiếu về CSVC và phƣơng tiện bảo quản là một trong

những nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả QL bảo quản TBGD tại các nhà trƣờng.

+ Bố trí đủ các phòng bộ môn, mỗi phòng có đầy đủ phƣơng tiện bảo quản theo quy định phù hợp cho mỗi loại phòng sẽ hạn chế tối đa sự hao hụt, hỏng hóc, thời gian sử dụng ngắn TBGD do điều kiện khí hậu, thời tiết.

+ Tại các phòng bộ môn, TBGD phải đƣợc sắp xếp khoa học, ngăn nắp, trật tự, hợp lí theo từng khối, thuận tiện, phù hợp với yêu cầu bảo quản và sử dụng TBGD. Đây chính là một trong những biện pháp góp phần phát huy hiệu quả sử dụng TBGD đã đƣợc trang bị.

+ Các phƣơng tiện, dụng cụ bảo quản khi đã trang bị phải đƣợc sử dụng hiệu quả, sắp xếp thuận tiện không gây ảnh hƣởng lẫn nhau.

+ Nâng cao dần tính tự chủ của cá nhân trong bảo quản TBGD: Đối với một số loại TBGD nhƣ đài, các bộ tranh ảnh, băng đĩa… có số lƣợng đảm bảo, nhà trƣờng phân công rõ GV sử dụng và chịu trách nhiệm bảo quản trong năm học, kết thúc năm học bàn giao lại cho nhân viên thƣ viện. Đối với các phòng máy tính phân công GV có chuyên môn tin học chịu trách nhiệm quản lí bảo quản và kiểm tra, báo cáo định kì tình trạng TBGD cho PHT phụ trách CSVC vào cuối mỗi tháng để đề xuất các biện pháp xử lí kịp thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của GV và HS.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá việc bảo quản TBGD.

+ Bộ phận QL bảo quản TBGD tiến hành kiểm tra công tác bảo quản TBGD theo nhiều hình thức khác nhau: thành lập ban kiểm tra theo học kì, kiểm tra đột xuất, kiểm tra các tiết thực hành thí nghiệm của GV và HS để nắm bắt kịp thời tình hình bảo quản TBGD nhƣ sự bố trí, sắp xếp, sử dụng, hƣ hỏng, thiếu hụt của các TBGD để có kế hoạch nhắc nhở tinh thần bảo quản TBGD kịp thời đến những đối tƣợng có liên quan, phát huy mặt tốt, ngăn chặn những tiêu cực và lãng phí.

+ Tiến hành kiểm kê định kì, đột xuất. Các kỳ phải xác định đƣợc danh mục các thiết bị đang có với hai thông số cơ bản là số lƣợng và tình trạng, xác

định danh mục các đồ dùng còn thiếu, chƣa đạt yêu cầu, cần thanh lý từ đó có kế hoạch bổ sung, sửa chữa kịp thời một số TBGD trong khả năng của GV, nhân viên thƣ viện; có kế hoạch thanh lí những TBGD hƣ hỏng nặng hoặc đã lạc hậu.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- HT phải xây dựng đƣợc hệ thống các nội quy, quy định về bảo quản, trách nhiệm QL bảo quản TBGD cụ thể .

- Đầu tƣ xây dựng đủ phòng, kho cho các bộ môn; trang bị đầy đủ các phƣơng tiện bảo quản TBGD và dụng cụ cần thiết cho việc bảo quản TBGD.

- Xây dựng kế hoạch kiểm kê, kiểm tra, đôn đốc kịp thời với công tác bảo quản TBGD.

- Các thành viên bộ phận QL bảo quản TBGD phải có ý thức, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cộng đồng công việc cao, nắm vững các nguyên tắc bảo quản TBGD.

- HT phải thật sự quan tâm sát sao tới công tác QL bảo quản TBGD và động viên khuyến khích kịp thời đối với những thành viên tiêu biểu trong công tác này.

3.2.6. Tạo động lực thúc đẩy quản lý thiết bị giáo dục trong trường tiểu học

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Công tác QL TBGD là công việc đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên trong nhà trƣờng; là công việc diễn ra lâu dài, thƣờng xuyên, tốn nhiều thời gian và công sức do đó hiện nay QL TBGD chƣa thật sự đƣợc nhận thức sâu rộng từ và quan tâm triệt để từ các cấp lãnh đạo đến ngƣời thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở giáo dục. QLTBGD nếu có môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi sẽ phát huy hiệu quả một cách triệt để nhƣng nếu môi trƣờng sƣ phạm không thuận lợi thì sẽ không thực hiện đƣợc nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, tạo động lực để thúc đẩy QL TBGD trong nhà trƣờng Tiểu học trong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết, sẽ góp phần nhắc nhở, động viên mọi thành viên trong nhà trƣờng thƣờng xuyên, liên tục làm cho công tác QL TBGD sẽ dần

đi sâu vào trong suy nghĩ và hành động của mọi ngƣời, giúp công tác QL TBGD trở thành nhu cầu tất yếu cần phải có đối với mỗi thành viên tham gia hoạt động sƣ phạm trong trƣờng Tiểu học.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- CBQL là tấm gƣơng trong công tác QL TBGD. Công tác QL TBGD trong nhà trƣờng hoạt động có hiệu quả cao hay không phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm, lòng nhiệt tình, trình độ QL của CBQL, chuyên môn của nhân viên thƣ viện và GV…đặc biệt là ngƣời HT. Vì vậy ngƣời HT nói riêng và CBQL nói chung đối với công tác QL TBGD cần phải:

+ Quan tâm sát sao đến mọi hoạt động của QL TBGD.

+ Luôn đi đầu và hoàn thành tốt nhiệm vụ QL TBGD theo sự phân công trách nhiệm.

+ Có khả năng thu hút mọi thành viên trong nhà trƣờng ủng hộ cùng tham gia QL TBGD.

+ Có khả năng kêu gọi tinh thần, ý thức cá nhân tự giác tham gia QL TBGD.

- Xây dựng chế độ thi đua, khen thƣởng đối với công tác QL TBGD; khuyến khích GV, HS tham gia làm TBGD.

+ Đƣa nội dung sử dụng và sử dụng hiệu quả TBGD vào tiêu chí đánh giá giờ dạy của GV.

+ Đƣa tiêu chí xây dựng, thực hiện kế hoạch cá nhân về sử dụng vào đánh giá thƣởng tháng.

+ Đƣa tiêu chí xây dựng, thực hiện kế hoạch làm TBGD cá nhân vào xét thi đua cuối năm học. Mỗi TBGD tự làm đƣợc tính tƣơng đƣơng nhƣ một SKKN.

+ Đƣa tiêu chí bảo quản TBGD vào xếp loại lớp hàng tháng, lớp nào thực hiện việc bảo quản không tốt TBGD trong các tiết thực hành của tháng đó sẽ bị trừ thi đua. Đƣa tiêu chí bảo quản TBGD vào đánh giá xếp loại GV cuối năm, GV nào thực hiện không tốt việc bảo quản TBGD trong các giờ

thực hành để xảy ra sự cố, hỏng hóc TBGD, mƣợn trả TBGD không đúng quy định, mất mát TBGD sẽ bị đánh giá hạ một bậc trong xếp loại GV cuối năm . + Khen thƣởng đối với những cá nhân thực hiện tốt công tác sử dụng, bảo quản TBGD vào cuối năm sau khi tổng hợp đánh giá việc theo dõi sử dụng và bảo quản TBGD của tổ chuyên môn, NVTB, CBQL.

+ Nhân rộng điển hình tiên tiến trong các hội nghị của nhà trƣờng để nêu cao tinh thần QL TBGD trong toàn trƣờng đƣợc thƣờng xuyên.

- Xây dựng chế độ đầu tƣ kinh phí cho công tác làm TBGD.

+ Dự trù kinh phí chi cho tổ chuyên môn thực hiện phong trào làm TBGD.

+ Đối với các sản phẩm TBGD đƣợc xếp loại sau mỗi lần thi cần có chế độ khen thƣởng kịp thời.

+ Đầu tƣ kinh phí nhân rộng các TBGD tự làm đạt hiệu quả vào bổ sung nguồn TBGD cho nhà trƣờng.

- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự kiểm tra công tác QL TBGD trong trƣờng Tiểu học. Kiểm tra, đánh giá TBGD với 3 chức năng cơ bản là đánh giá, phát hiện và điều chỉnh:

+ Kiểm tra việc tiếp nhận, mua sắm các trang thiết bị. Xác định những thuận lợi, khó khăn trong việc mua sắm, nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nguồn kinh phí, nhân sự, về nguồn cung cấp.

+ Kiểm tra đôn đốc GV tự làm, bảo quản TBGD.

+ Kiểm tra và đánh giá GV, HS sử dụng TBGD. Cần có những động viên, khuyến khích kịp thời.

+ Kiểm tra chế độ bảo dƣỡng và kiểm kê theo định kỳ. Phát huy mặt tốt, ngăn chặn những tiêu cực và lãng phí.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho GV, HS tham gia sử dụng TBGD.

+ Cho giáo viên đƣợc tiếp cận nhiều với các TBGD đặc biệt là TBGD hiện đại, kích thích sự đam mê, tìm tòi để họ năng động sáng tạo và chú ý sử

dụng TBGD từ đó hình thành cho họ thói quen sử dụng TBGD từ trong suy nghĩ cũng nhƣ hành động.

+ Phát huy vai trò trách nhiệm và ý thức tự giác, tinh thần phối hợp công tác của nhân viên thƣ viện, GV, HS trong sử dụng vào bảo quản TBGD.

+ Tận dụng và khai thác nội năng của nhà trƣờng - tập trung chủ yếu vào việc mua sắm trang bị dạy học cần thiết nhất và đảm bảo chất lƣợng , đồng bộ khi sử dụng, tránh tràn lan tốn kém vô ích .... sử dụng nguồn vốn tiết kiệm đúng mục đích và có kế hoạch bảo quản chu đáo, phát huy tối đa vòng quay sử dụng nhằm phục vụ giảng dạy và thật sự tạo ấn tƣợng tốt trong nhà trƣờng, ngoài xã hội.

+ Tăng cƣờng và phát huy mọi nguồn lực bổ sung TBGD cho nhà trƣờng, phối hợp sử dụng TBGD trong mọi hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, hội thảo, hội nghị để tăng cƣờng hiểu biết, nhận thức của thành viên trong nhà trƣờng.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL là ngƣời nắm vững nguyên tắc quản lí thiết bị giáo dục, có lòng nhiệt tình, tâm huyết với công việc.

- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đúng các kế hoạch đề ra. - CBQL năng động, nhạy bén, vận dụng một cách linh hoạt các điều kiện có thể có cho công tác QL TBGD.

- Luôn sâu sát và hiểu nguyện vọng, tâm tƣ, tình cảm của mọi thành viên trong nhà trƣờng để có thể có những biện pháp phù hợp kích thích tham gia QL TBGD.

Tóm lại: sáu biện pháp đƣợc đề xuất trên có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau góp phần nâng cao hiệu quả QL của Hiệu trƣởng trong việc QL TBGD tại trƣờng Tiểu học. Tuy nhiên, các biện pháp này đƣợc sử dụng có hiệu quả nhất khi khai thác triệt để đƣợc thế mạnh riêng phù hợp với từng đối tƣợng QL và từng điều kiện riêng biệt của mỗi nhà trƣờng. Những biện pháp đƣa ra có giá trị

ứng dụng về những vấn đề chung và riêng đối với các trƣờng Tiểu học. Căn cứ vào điều kiện của từng trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện An Dƣơng thành phố Hải Phòng, Hiệu trƣởng áp dụng linh hoạt, với mức độ trọng yếu khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tại để nâng cao hiệu quả QL TBGD của nhà trƣờng phù hợp với sự phát triển của giáo dục.

3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Ý kiến đánh giá của chuyên gia về các biện pháp đề xuất

- Để khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã dùng phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia gồm 135 ngƣời:

+ 20 CB, chuyên viên Phòng GD&ĐT

+ 13 HT, PHT, tổ trƣởng chuyên môn của 3 trƣờng Tiểu học huyện An Dƣơng thành phố Hải Phòng.

+ 99 giáo viên và 3 nhân viên thƣ viện-thiết bị của 3 trƣờng Tiểu học Nội dung phiếu hỏi về mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất với câu hỏi ở 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất

khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, nhân viên thƣ viện-thiết bị, HS, PHHS về vai trò TBGD và QL TBGD 95 70,4 35 25,9 5 3,7 60 44,4 68 50,4 7 5,2

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường tiểu học huyện An Dương, thành phố Hải Phòng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)