Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29)

tải biển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Các nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô, dưới góc độ lý luận, cho rằng hiện nay có hai tiêu chí có thể làm cơ sở cho việc xem xét và đánh giá mức độ lợi thế cạnh tranh và mức độ hạn chế của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Từ đó, có thể tiến tới đánh giá tương đối về khả năng cạnh tranh của từng ngành trong cơ cấu phát triển kinh tế và cạnh tranh quốc tế.

Tiêu chí thứ nhất là lợi thế so sánh tĩnh khi tính theo những biện pháp so sánh năng lực cạnh tranh thông thường. Lợi thế so sánh này thường được đánh giá dựa trên các yếu tố nội tại đặc thù của một ngành, như chất lượng, giá cả phục vụ, thời gian vận chuyển… như trường hợp của ngành dịch vụ vận tải biển đã trình bày ở trên.

Tiêu chí thứ hai được tính toán trên cơ sở lợi thế cạnh tranh động, liên quan đến môi trường cạnh tranh - vốn được coi là yếu tố khách quan, có khả năng tác động tới định hướng, cũng như năng lực phát triển của một ngành cụ thể. Tuy nhiên, các nội dung hàm chứa trong tiêu chí này có thể biến động và thay đổi. Việc đánh giá tiêu chí này phụ thuộc vào môi trường kinh doanh chung, đặc biệt là môi trường cạnh tranh đảm bảo cho các ngành có thể phát triển một cách hiệu quả nhất. Môi trường cạnh tranh này sẽ tạo ra ba điều kiện quan trọng nhằm quyết định một ngành có thể phát triển tốt hay không là: quyền sở hữu rõ ràng; chế tài đối với hợp đồng kinh doanh thuận lợi cho việc gia nhập hoạt động hay rút lui khỏi thị trường và dịch vụ hỗ trợ đi kèm ngày càng hoàn thiện.

Những yếu tố này, bản thân chúng cũng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của Chính phủ cũng như bị chi phối mạnh mẽ bởi quá trình chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ. Chính vì vậy, vai trò của Chính phủ hết sức quan trọng trong việc đưa ra cách thức thực hiện để đảm bảo hiệu quả phát triển tối ưu, phát huy được lợi thế cạnh tranh cũng như phù hợp với những quy chuẩn của thế giới trong quá trình hội nhập.

Một yếu tố khác liên quan đến việc xem xét tiêu chí lợi thế cạnh tranh động là năng lực của người lao động; nói một cách chính xác chính là chất lượng của nguồn nhân lực. Yếu tố này bao gồm kỹ năng lao động, kỹ năng quản trị kinh doanh, khả năng điều hành doanh nghiệp… Đó là những vấn đề

hết sức quan trọng, làm cơ sở cho việc phân tích những lợi thế cạnh tranh của một ngành và lĩnh vực cụ thể, từ đó có những giải pháp toàn diện mang tính định hướng nhằm xây dựng chiến lược phát triển ngành phù hợp với lộ trình hội nhập, cũng như có đủ khả năng cạnh tranh khi thực hiện từng mức độ mở cửa theo cam kết.

Bên cạnh đó, việc đánh giá lợi thế cạnh tranh của các ngành không thể chỉ dựa trên những tiêu chí kể trên, mà còn có thể kết hợp với nhiều yếu tố khác và cần tính đến các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành, bởi bản thân mỗi lĩnh vực đều có những khó khăn và cơ hội dựa trên những lợi thế đặc thù. Điều này lại càng phải được xem xét một cách linh hoạt khi việc đánh giá năng lực cạnh tranh đòi hỏi phải được đặt trong bối cảnh điều chỉnh cơ cấu phát triển ngành phù hợp với chiến lược tăng trưởng kinh tế của từng giai đoạn và tương thích với mức độ mở cửa theo cam kết hội nhập. Có thể xem xét một vài yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29)