Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hàng hả

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46)

Quá trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển từ nơi gửi tới nơi nhận, ngoài quá trình vận chuyển, xếp dỡ còn có quá trình phục vụ cho cả hai quá trình đó. Một trong những dạng phục vụ chủ yếu là quá trình đại lý và môi giới hàng hải.

Người đại lý là người đại diện thường trực của chủ tàu tại một cảng hay một khu vực đại lý nhất định. Trên cơ sở hợp động, người đại lý nhân danh

chủ tàu tiến hành các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh hàng hải, bao gồm việc thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến hoạt động của tàu tại cảng như: ký kết hợp động vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc xếp hàng hoá, hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng cho thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương; thu chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải.

Những khái niệm về dịch vụ hàng hải (theo nghĩa hẹp): - Khái niệm của Việt Nam

Từ năm 1978 theo cơ chế của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại Việt Nam thì ngành dịch vụ hàng hải ở nước ta được bao gồm các loại hình sau:

(1) Dịch vụ đại lý tàu biển: Là hoạt động thay mặt chủ tàu nước ngoài thực hiện các dịch vụ đối với tàu và hàng tại Việt Nam.

(2) Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá vận chuyển đường biển: Là hoạt động kinh doanh thay mặt khách hàng kiểm đếm số lượng hàng hoá thực tế khi giao hoặc nhận với tàu, các phương tiện vận tải khác; khi xuất hoặc nhập kho, bãi cảng; khi xếp/ dỡ hàng hoá trong container.

(3) Dịch vụ giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng đường biển: Là hoạt động kinh doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế, bố trí thu xếp các thủ tục giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc giao nhận, lưu bãi lưu kho, thu gom và ký phát hàng hoá.

(4) Dịch vụ môi giới hàng hoá: Là hoạt động kinh doanh môi giới cho khách hàng các việc liên quan đến hàng hoá và phương tiện vận tải biển, mua bán tàu, thuê tàu, bảo hiểm hàng hoá, thuê chuyên viên…

(5) Dịch vụ cung ứng tàu biển: Là hoạt động kinh doanh cung ứng cho tàu lương thực, thực phẩm cũng như các dịch vụ đối với thuyền viên…

(6) Dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển: Là hoạt động kinh doanh thực hiện gỡ gỉ, sơn, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị động lực, thông tin, đường nước, ống hơi, hàn và các sửa chữa nhỏ khác.

Thời gian gần đây, Bộ Giao thông vận tải dự thảo quy chế mới về quản lý hoạt động dịch vụ vận tải biển, theo quy chế này các dịch vụ hàng hải sẽ bao gồm: Dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; Dịch vụ lai dắt tàu biển; Dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá tàu biển; Dịch vụ cung ứng tàu biển; Dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hoá; Dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển tại cảng; Dịch vụ vệ sinh môi trường biển; Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá tại cảng biển.

- Khái niệm của thế giới

Phạm trù dịch vụ hàng hải của thế giới được trải rộng hơn và đa dạng hơn. Theo tổng kết ta có thể thấy những loại hình sau đây của dịch vụ hàng hải đang được thực thi trên thế giới: Dịch vụ đại lý tàu biển; Dịch vụ môi giới thuê tàu, tìm hàng cho tàu; Dịch vụ mua bán tàu; Dịch vụ môi giới thuê chuyên viên; Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển; Dịch vụ cung ứng tàu biển, bao gồm cung cấp vật tư thực phẩm cho tàu, cung cấp nguyên liệu, nước ngọt cho tàu, chăm lo thuyền viên tàu…; Dịch vụ thu gom dầu thô, vệ sinh công nghiệp trên tàu, vệ sinh môi trường biển; Dịch vụ lai dắt tàu biển; Dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Dịch vụ cứu hộ hàng hải; Dịch vụ thông tin hàng hải cho tàu; Dịch vụ đại diện cho hội bảo hiểm P&I (P&I Club Vepresentation); Dịch vụ tư vấn hàng hải; Dịch vụ cho thuê phương tiện; Dịch vụ cho thuê cảng trung chuyển; Dịch vụ hành khách bằng đường biển.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46)