c. Chất lượng dịch vụ chưa cao, hiệu quả kinh doanh thấp
2.2.3.2. Sỹ quan, thuyền viên linh hồn của đội tàu biển của chúng ta vừa thiếu lại vừa yếu
ta vừa thiếu lại vừa yếu
Ngoài đội tàu thì đội ngũ thuyền viên, quản lý tàu cũng đang là vấn đề làm đau đầu các hãng tàu Việt Nam. Hiện nay, nước ta đang thiếu trầm trọng đội ngũ thuyền viên, đặc biệt là thuyền trưởng, máy trưởng. Để đào tạo được một người sau khi tốt nghiệp Đại học Hàng hải lên thuyền trưởng, máy trưởng mất thêm ít nhất 10 năm, tuy mức lương khá cao nhưng do tính chất công việc thường xuyên xa nhà nên không mấy người mặn mà. Chính vì vậy rất nhiều tàu của Việt Nam đang thuê thuyền trưởng hoặc quản lý là người nước ngoài, và không ít nơi còn cho nước ngoài thuê tàu, điều này cũng khiến vận tải biển Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn ngay trên sân nhà.
Ước tính, chúng ta sẽ thiếu hụt khoảng 800 thuyền viên vào năm 2010. nếu tính cả số sĩ quan tham gia vào thị trường xuất khẩu thì con số này sẽ
không dưới 1000 người. Tình trạng này đã khiến nhiều doanh nghiệp của nước ta phải thuê sĩ quan, thuyền viên nước ngoài với mức lương cao hơn hẳn. Thuyền viên đã thiếu, thuyền viên lại còn rất yếu về chất lượng. Sỹ quan thuyền viên của ta phần lớn yếu về khả năng thực hành và ngoại ngữ. Ngoài ra, còn không ít thuyền viên thiếu sự cần mẫn trong công việc. Theo thống kê, với đội tàu hiện tại khoảng hơn 1.200 chiếc, Việt Nam cần khoảng 25.000 thuyền viên để phục vụ, khoảng 7.000 thuyền viên dự trữ và chừng 6.000 thuyền viên sẽ phục vụ cho các tàu đang được đóng mới với gần 400 chiếc. Nhu cầu về thuyền viên hiện nay là rất lớn, song đang tồn tại nhiều bất cập.
Thực trạng công tác đào tạo thuyền viên: cả nước hiện có năm cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên: Đại học Hàng hải, Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Cao đẳng Hàng hải I, Trung học Hàng hải II, Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng. Các trường này đào tạo đa ngành về nguồn lực cho kinh tế biển và giao thông, từ vận tải, hàng hải, đến công nghiệp đóng tàu, khai thác sông biển và hầu hết các dịch vụ công trên biển…
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành vận tải biển là tàu thực tập, cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm… Do vậy, sinh viên hầu như toàn “học chay”, nặng lý thuyết, xa rời thực tế mà lẽ ra ngành này đòi hỏi phải trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế.
Chính vì những lý do trên mà thường chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên không phù hợp với tàu thực tế họ đang đi, thuyền viên không biết thử và vận hành các trang thiết bị của tàu như thiết bị GMDSS (Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu), máy phân ly dầu nước và các máy móc khác. Hơn nữa, tình trạng yếu kém về ngoại ngữ của hầu hết thuyền viên Việt Nam rất phổ biến ngay cả khi họ có đầy đủ các chứng chỉ và bằng cấp theo tiêu chuẩn Công ước quốc tế về đào tạo thuyền viên.