Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật và quản lý khai thác cho ngành vận tải biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 102 - 105)

h. Xây dựng thương hiệu trong ngành vận tải biển chưa được quan tâm đúng mức

3.2.2.2. Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật và quản lý khai thác cho ngành vận tải biển Việt Nam

ngành vận tải biển Việt Nam

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng. Để tăng năng lực cạnh tranh, ngành dịch vụ vận tải biển Việt Nam cần giải quyết các vấn đề đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật sau đây:

Thứ nhất, đối với đội tàu:

Phát triển đội tàu viễn dương nhất là tàu chở container, tàu chở dầu và tàu chở hàng khô loại lớn nhằm tăng nhanh đội thương thuyền cả nước. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đội tàu viễn dương với các hình thức thuê (thuê định hạn, thuê tàu trần, thuê chuyến dài hạn) nhằm tăng nhanh thị phần chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta bằng đội tàu sở hữu và khai thác của mình. Kết hợp tốt việc phục vụ xuất nhập khẩu với việc chở thuê cho nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới.

Các định hướng phát triển đội tàu trong doanh nghiệp như sau: - Trẻ hóa đội tàu

Như trên đã nói, tuổi tàu bình quân của các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển Việt Nam nói chung còn cao. Thêm vào đó phần lớn các con tàu Việt Nam đều được đóng với công nghệ lạc hậu, tính năng kỹ thuật kém, loại tàu chưa phù hợp với những điều kiện và tuyến đường khai thác… dẫn đến không thể chạy trên những chuyến vận chuyển xa và trung bình, chủ yếu chỉ có thể chạy trên những tuyến hàng hải ngắn, điều kiện thời tiết tốt hoặc chạy ven biển.

Từ những số liệu trên đây, chúng ta phải nhìn nhận thực tế khách quan là khả năng cạnh tranh của đội tàu Việt Nam hiện nay là yếu. Vì thế muốn tăng

năng lực cạnh tranh của đội tàu Việt Nam thì điều trước tiên là phải đầu tư trẻ hoá đội tàu, mua những con tàu mới hơn, có đặc tính kỹ thuật hiện đại hơn, kết cấu hợp lý và phù hợp từng loại hàng hoá cần chuyên chở, có khả năng chạy trên những tuyến đường có điều kiện thời tiết khắc nghiệt… để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và người thuê tàu.

- Chuyên môn hoá đội tàu

Đội tàu của Việt Nam còn thiếu những con tàu chuyên dụng với công nghệ đóng tàu tiên tiến, hiện đại như tàu chở dầu hai vỏ, tàu chở ga hoá lỏng, hoá chất, tàu chở xi măng rời… Thực tế khai thác những con tàu chuyên dụng có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao với hệ số sử dụng khả năng chuyên chở lớn, giải phóng tàu nhanh chóng do các công đoạn khác trong khai thác tàu đã được chuyên môn hoá cao như: thiết bị xếp dỡ, hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải và tiếp nhận tại hai đầu bến. Vì vậy trên cơ sở khả năng thực tế về tài chính, năng lực quản lý, thị trường hoạt động, trình độ sĩ quan thuyền viên, ngành dịch vụ vận tải biển phải phát triển đội tàu chuyên dụng phù hợp với cơ cấu hàng hoá và với xu thế chuyên dụng hóa đội tàu thế giới. Chỉ khi đó đội tàu Việt Nam mới đủ khả năng tham gia bình đẳng vào thị trường vận tải biển thế giới và khu vực.

Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu để cải tiến và cơ cấu lại mô hình tổ chức các đội tàu trong các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển sao cho phù hợp với khả năng và định hướng hoạt động, phát triển của từng đội tàu.

Thứ hai, đối với cảng biến:

Hiện nay có các hình thức cạnh tranh mà cảng biển Việt Nam phải đối mặt như sau:

- Cạnh tranh giữa các cảng biển trong cùng một khu vực, như khu vực Đông Nam Á, khu vực Tây Âu, khu vực Nam Âu…

- Cạnh tranh giữa các cảng của các nhóm khác nhau hay ở các khu vực địa lý khác nhau.

Để tăng sức cạnh tranh của mình, công việc của cảng trong tương lai không chỉ bó gọn trong phạm vi cảng mà phải vượt ra khỏi biên giới đó. Giải pháp đưa ra cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển Việt Nam là: hiện đại hoá cảng biển, đầu tư phát triển cảng biển.

Có hai vấn đề mà chương trình hiện đại hoá cảng biển Việt Nam phải đối mặt đó là:

- Gánh nặng đầu tư còn nan giải vì vốn phát triển cảng còn rất hạn chế. - Đầu tư theo hướng nào: cảng nước sâu hay cảng trung chuyển.

Trước khi ra quyết định cuối cùng liên quan đến việc đầu tư theo hướng nào cần có sự xem xét kỹ lưỡng của người sử dụng cuối cùng của cảng là chủ hàng/ chủ tàu, các chuyên gia, các cơ quan chính phủ và các cơ quan liên quan khác.

Thứ ba, đối với khối dịch vụ:

Nâng cao năng lực và sắp xếp tổ chức tốt các doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải, giao nhận, nhất là về mặt nghiệp vụ kinh doanh quốc tế để tăng cường năng lực cạnh tranh trong nước.

Các doanh nghiệp cần đầu tư và mở rộng thị trường ra nước ngoài, trước hết là thị trường trong khu vực. Cần tránh tình trạng đầu tư tràn lan, gây lãng phí, cần có quy hoạch thống nhất đồng thời với việc chuyên môn hoá cho từng doanh nghiệp, tạo dựng hệ thống điều hành thống nhất.

Để cạnh tranh với các quốc gia khác trong lĩnh vực dịch vụ vận tải biển theo nghĩa hẹp, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển Việt Nam cần mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực: đại lý tàu biển, môi giới hàng hải, môi giới mua bán tàu, môi giới thuyền viên, dịch vụ đại lý vận tải đường biển, cung ứng tàu biển…

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)