2009 2010 Hàng rời Lượng tàu phá dỡ lúc 27 tuổi N/A 28,89% 19,51%
2.1.6.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của cảng biển Việt Nam
So với các nước trong khu vực, hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị của cảng biển nói chung đã lạc hậu, sử dụng quá lâu và không được đầu tư đổi mới. Cho đến nay, một vài cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, VICT… đã có những trang thiết bị cho xếp dỡ đều đã cũ kỹ và lạc hậu, với hơn 15 - 20 năm khai thác. Cảng VICT có thiết bị khá nhất với 2 dàn cẩu Gantry, nhưng cũng chỉ có 300m cầu tầu. Nhìn chung, công tác xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển không hiệu quả và năng suất thấp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các cảng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã nhanh chóng đầu tư trang thiết bị bốc xếp hiện đại như: Cảng Hải Phòng trong năm 2000 đã đầu tư thêm hai
cần cẩu Sokol sức nặng 32 tấn/ chiếc để bốc xếp hàng nặng, đồng thời trong năm 2001 đã đưa thêm hai cầu giàn Gantry và bốn cầu bãi RTG để làm container tại Chùa Vẽ. Ngoài ra, cảng Hải Phòng còn đầu tư một số thiết bị vận tải bộ và đầu kéo để làm hàng container.
Như vậy xét trên một số các tiêu chí xác định vị trí cạnh tranh của cảng về mặt vật chất, phần lớn các cảng biển Việt Nam có những khiếm khuyết do độ sâu hạn chế, diện tích cảng hẹp, các thiết bị phương tiện lạc hậu và cũ kỹ, hệ thống giao thông hậu phương không đáp ứng được nhu cầu giải phóng hàng. Tất cả những yếu tố này đã cản trở quá trình hiện đại hóa việc khai thác tàu biển và ngành dịch vụ vận tải biển. Trên thực tế, năng lực thông qua cầu bến các cảng Việt Nam có thể cao hơn nếu các cảng có thêm trang thiết bị làm hàng hiện đại, có đủ mặt bằng sản xuất và giao thông hậu phương được thông suốt hơn. Như vậy, do những hạn chế về cơ sở vật chất đã khiến cho năng lực của hệ thống cảng vẫn chưa khai thác hết. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố khác hạn chế khả năng thu hút các khách hàng hiện tại và tiềm năng của cảng biển.