Đa dạng hóa các nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải biển

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98 - 99)

h. Xây dựng thương hiệu trong ngành vận tải biển chưa được quan tâm đúng mức

3.2.1.4.Đa dạng hóa các nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải biển

thông vận tải biển

Theo tính toán nhu cầu vốn để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông từ nay đến năm 2020 là rất lớn. Để thực hiện được mục tiêu đề ra cần phải có nhiều giải pháp để huy động các nguồn lực, trong đó vốn là quan trọng nhất.

Nhà nước cần lập các dự án đầu tư để tranh thủ tối đa vốn ODA dưới dạng dự án chính hoặc các dự án phụ (đường gom, đường nhánh của dự án chính); tập trung vào các công trình đòi hỏi nguồn vốn lớn như cải tạo, nâng cấp nhà máy cơ khí thủy. Đồng thời, cần phối kết hợp giữa vốn từ ngân sách Trung ương với ngân sách của các tỉnh, địa phương, tập trung ưu tiên cho các công trình quan trọng như các trục đường bộ dọc tỉnh, các tuyến nối với cảng, bến sông tạo thành mạng lưới vận tải thuỷ, bộ liên hoàn, thông suốt, đồng bộ, phát huy hiệu quả tức thời.

Nhà nước cũng cần khuyến khích các tổ chức và thành phần kinh tế xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; cho phép tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở các khu công nghiệp và thu hồi vốn thông qua thuê đất; cho phép tư nhân xây dựng các bến cảng, bến bốc xếp trên sông sau đó tổ chức thu phí đối với các phương tiện thuỷ đến bốc xếp hàng hoá hoặc được phép kinh doanh ngành hàng tại bến; cho phép tư nhân đầu tư tham gia vào các dự án giao thông tĩnh, xây dựng các bãi đỗ xe, trông giữ xe thu phí.

Tất cả các vấn đề như cấp phép mở bến, cấp giấy phép kinh doanh và mức phí cần do UBND các tỉnh quyết định nhằm đưa các phương tiện vận tải vào khuôn khổ, giúp cho việc quản lý hoạt động được dễ dàng và tăng nguồn thu ngân sách.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98 - 99)