Hỗ trợ doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108 - 111)

h. Xây dựng thương hiệu trong ngành vận tải biển chưa được quan tâm đúng mức

3.2.3.5. Hỗ trợ doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế

quốc tế

Một nhiệm vụ ngày càng trở nên vô cùng quan trọng của Hiệp hội ngành nghề Việt Nam là bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong tranh chấp thương mại quốc tế. Vấn đề đáng quan tâm nhất đối với các Hiệp hội hiện nay là việc thống nhất quyền lợi từng nhóm doanh nghiệp trong mỗi khu vực kinh tế khác nhau. Đồng thời, cần phải cải thiện mối quan hệ chung giữa cá doanh nghiệp, phải tìm thấy tiếng nói chung giữa những thành viên Hiệp hội. Hiệp hội cũng cần có các biện pháp xử lý việc cạnh tranh không lành mạnh của các hội viên nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển nước ngoài.

Hiệp hội ngành hàng cũng nên tích cực tạo lập mối quan hệ và làm cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với các doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành hàng của quốc gia nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp Việt Nam có thể liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài thì trong một số trường hợp hiện tượng tranh chấp pháp lý có thể giảm xuống.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang đứng vận hội lớn của sự phát triển với việc tăng cường tự do hóa thương mại, tăng cường các hoạt động xuất khẩu và bước đầu những nỗ lực này đã đem lại kết quả đáng khích lệ. Thành công đó có được một phần phải kể đến những hoạt động bước đầu có hiệu quả của dịch vụ vận tải biển.

Các lý thuyết cơ bản về kinh tế học cũng như thực tế đã chứng minh vai trò của dịch vụ vận tải biển trong nền kinh tế là không nhỏ. Ngành vận tải biển đã góp phàn làm tăng khối lượng hàng hoá trong hoạt động buôn bán quốc tế, bảo vệ tích cực cho cán cân thanh toán quốc tế; góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường buôn bán trên thế giới và hơn nữa còn có tác dụng thúc đẩy buôn bán giữa các nước phát triển về mọi mặt đồng thời còn tạo tiền đề cho vận tải quốc tế phát triển không ngừng.

Ở Việt Nam hiện nay, ngành vận tải biển đang có những thành công nhất định ở cả lĩnh vực kinh doanh khai thác tàu, cảng biển và dịch vụ hàng hải và các doanh nghiệp cũng đầu tư hơn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm và đánh giá đúng mức hơn tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực của dịch vụ vận tải biển đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp và đối với ngành hàng mà họ tham gia. Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành vận tải biển ở Việt Nam cũng đã đạt được một số thành công cũng như khẳng định được sự cần thiết của mình trong nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khi tìm hiểu hoạt động của ngành vận tải biển của một số quốc gia thành công trên thế giới và kết quả thực tế mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển Việt Nam đã làm được, có thể thấy ngành vận tải biển ở nước ta vẫn tồn

tại những hạn chế trong việc phát triển đội tàu và cảng biển, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hàng hải, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại… do khá nhiều nguyên nhân mà những nguyên nhân chủ yếu vẫn là thiếu vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu khung pháp lý cho hoạt động của ngành.

Trong hoản cảnh hiện nay, khi xu hướng tự do hóa trong thương mại đang trở thành xu thế thống trị nền kinh tế thế giới thì những vấn đề đặt ra để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển lại càng trở nên cấp bách vì đó cũng là áp lực của quá trình hội nhập. Chính vì thế, sẽ cần những nỗ lực từ nhiều phía và một sự phối hợp đồng bộ để tăng cường sức cạnh tranh của ngành. Về phía Chính phủ, việc ban hành chính sách và khung pháp lý cho việc tổ chức và quản lý hoạt động dịch vụ vận tải biển; xây dựng chiến lược và định hướng lâu dài cho các ngành; hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp về kinh phí cũng như tích cực hỗ trợ cho hoạt động của các công ty kinh doanh vận tải biển qua việc cung cấp thông tin pháp luật, thị trường cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu được mong đợi sẽ đem lại những kết quả khả quan. Còn các Hiệp hội ngành hàng cũng cần tích cực đẩy mạnh công tác xây dựng Hiệp hội, tiếp cận thông tin thương mại, tham gia xây dựng pháp luật và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi những cố gắng không ngừng không chỉ từ Chính phủ mà còn là từ các nhà doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng và các bên có liên quan. Thực hiện được điều đó, vận tải biển Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được những thành công trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)