Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành vận tải biển

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

h. Xây dựng thương hiệu trong ngành vận tải biển chưa được quan tâm đúng mức

3.2.2.1.Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành vận tải biển

vận tải biển

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ vận tải biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố của đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất nhưng yếu tố quan trọng nhất cần phải kể đến đầu tiên đó chính là yếu tố con người, đây là yếu tố chi phối việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kể trên. Nghịch lý hiện nay là nguồn nhân lực của ngành dịch vụ vận tải biển Việt Nam đông song tay nghề chưa cao, còn thua kém các nước trong khu vực. Do vậy trong những năm tới, việc các doanh nghiệp chủ động đào tạo, thu hút chất xám là rất cần thiết. Nước ta là nước non trẻ trong công nghiệp vận tải biển, hệ thống giáo dục đào tạo chuyên gia, chuyên viên vận tải biển chưa hoàn chỉnh, vì vậy đào tạo và đào tạo lại để hình thành nguồn nhân lực chuyên nghiệp cả trong kinh doanh, khai thác, vận hành đội tàu là yếu tố tiên quyết của các doanh nghiệp hiện nay.

Người làm hàng hải vừa phải có trình độ kiến thức vận tải biển, ngoại thương, vừa phải có trình độ ngoại ngữ. Để có thể cạnh tranh thắng lợi đối với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển nước ngoài, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần tìm cách bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực chuyên môn về các lĩnh vực dịch vụ hàng hải.

Các doanh nghiệp cũng nên tạo điều kiện khuyến khích nhân viên, cán bộ của mình đi học hoặc thực tập ở nước ngoài để có thể lĩnh hội được những kiến thức cập nhật nhất của thế giới, đồng thời, tranh thủ việc đào tạo của các tổ chức mà ta gia nhập và các dự án phát triển kết cấu hạ tầng để gửi cán bộ đi đào tạo, tăng cường quan hệ với các tổ chức có liên quan.

Đối với đội ngũ sỹ quan, thuyền viên, việc đào tạo cần được tiến hành trên cơ sở:

- Theo kế hoạch được lập, căn cứ theo nhu cầu của cả đội tàu, cơ cấu đội tàu cũng như nhu cầu phát triển dịch vụ xuất khẩu thuyền viên.

- Chú trọng đặc biệt đào tạo ngoại ngữ nhằm tăng khả năng giao tiếp, ứng xử cho đội ngũ sỹ quan quản lý khi đến các cảng nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện thiết thực để mở rộng và đẩy mạnh việc cho thuê thuyền viên đi làm việc trên các tàu của nước ngoài.

- Nâng cao hiểu biết về thương vụ cho các sĩ quan quản lý khối boong để họ chủ động giải quyết các công việc một cách có hiệu quả nhất trong quá trình khai thác tàu.

Trong định hướng đào tạo thuyền viên chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của đội tàu Việt Nam, nên kêu gọi các tập đoàn kinh tế đầu tư trực tiếp vào các trường. Các cơ sở đào tạo cần trang bị những hệ thống mô phỏng thực hành, tàu huấn luyện, thư viện, giảng viên nhằm làm giảm chi phí thực tập trên tàu của thuyền viên. Sự phối hợp tốt giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp có tàu biển sẽ tạo điều kiện cho những sinh viên vừa ra trường có được môi trường làm việc thực tế tốt.

Cần mở rộng việc công nhận bằng cấp lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước. Chương trình đào tạo cần đổi sang hệ tín chỉ và có sự liên thông giữa các trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, giúp cho thuyền viên dễ dàng hơn trong việc nâng cao trình độ của mình mà không cần phải bỏ nhiều công sức, thời gian và tiền bạc một cách lãng phí.

Cần có chính sách tăng cường tự chủ đi đôi với tự chịu trách nhiệm của các trường đồng thời quan tâm đúng mức đến việc cải cách tiền lương, đặc

biệt là với các trường đại học công lập để nhằm giữ chân những người giỏi ở lại giảng dạy.

Chương trình đào tạo cần bổ sung kiến thức về khoa học, công nghệ mới trong ngành hàng hải, quan tâm đến các loại trang thiết bị hiện đại, các kiến thức về luật hàng hải, kiến thức về tin học ứng dụng.

Trang bị cho thuyền viên vốn kiến thức về ngoại ngữ thực tế trên tàu để họ có đủ khả năng làm việc trên các tàu có thuyền bộ đa quốc tịch. Ở đây, sẽ không đòi hỏi một thuyền viên phải quá thành thạo về ngoại ngữ, mà cái họ cần là khả năng nói và hiểu những công việc thực tế họ đang làm là đủ.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo là yêu cầu cấp bách. Hơn nữa, cần có bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực đào tạo và huấn luyện hàng hải để các trường tự đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện của mình nhằm đào tạo ra những thuyền viên chất lượng cho thị trường.

Ngoài việc đào tạo thuyền viên từ các sinh viên theo học tại các ngành hàng hải, một nguồn lực quan trọng khác là các thanh niên cư dân vùng ven biển có trình độ phổ thông trung học trở lên, các quân nhân xuất ngũ… Đây là những người có đầy đủ sức khỏe phù hợp với môi trường làm việc nặng nhọc trên biển và có thể gắn bó lâu dài với biển.

Các công ty hàng hải có sử dụng thuyền viên hoặc xuất khẩu thuyền viên cần quan tâm hơn nữa đến gia đình thuyền viên bởi gia đình là hậu phương vững chắc, là nguồn động viên, là chỗ dựa tinh thần giúp cho thuyền viên yên tâm làm việc.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)