Bối cảnh trong nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 88)

h. Xây dựng thương hiệu trong ngành vận tải biển chưa được quan tâm đúng mức

3.1.1.Bối cảnh trong nƣớc

Trong giai đoạn hiện nay việc hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu. Do vậy, mỗi ngành, đơn vị đều phải tính toán cho việc hội nhập quốc tế cho mình. Nếu nói về vận tải biển của thế giới hiện nay thì đa phần thế giới sử dụng loại tầu có trọng tải từ 30.000 - 80.000 DWT mới có hiệu quả và tính cạnh tranh cao. Tính đơn thuần một tầu có sức chở 40.000 DWT so với tầu có sức chở 15.000 tấn cùng vận tải ở tuyến Việt Nam đi Châu Âu, Châu Mỹ, Bắc Á, Châu Phi và ngược lại thì bình quân loại tầu 40.000 DWT giá sẽ thấp hơn từ 7 - 9 USD/tấn so với tầu 15.000 DWT. Giá một container từ Việt Nam đi Mỹ tăng hơn so với Singapore là 800 USD/cont và so với Thái Lan là 600 USD/cont. Vì sao các công ty vận tải biển Việt Nam lại không đầu tư các tầu có trọng tải lớn hơn 40.000 DWT? Một lý do rất đơn giản là Việt Nam chúng ta chỉ có rất ít cảng có đủ năng lực để tiếp nhận các loại tầu này. Chính vì vậy mà các nhà xuất nhập khẩu, các nhà sản xuất và người tiêu dùng Việt Nam chưa được hưởng lợi giá vận tải rẻ như đã nêu trên, đồng thời các công ty vận tải tầu biển của Việt Nam cũng mất đi lợi thế cạnh tranh với khu vực và thế giới.

Xu thế vận tải lưu thông hành hóa hiện nay của thế giới là hàng container và các tầu chở container đều ở thế hệ thứ 3 trở lên. Trong khi đó hầu hết các cảng biển của Việt Nam hiện nay chỉ tiếp nhận được các tầu từ thế hệ thứ 1 và 2.

Từ những thông tin trên, chúng ta cần phải nhanh chóng đầu tư những cầu cảng nước sâu để có khả năng tiếp nhận những tầu có tải trọng lớn. Có như vậy trong tiến trình hội nhập chúng ta mới có khả năng cạnh tranh với các

cảng trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc có 02 cảng gần với chúng ta, đó là cảng Phòng Thành và cảng Trạm Giang. Cảng Phòng Thành năm 1995 hàng hóa thông qua chỉ đạt 800.000 tấn/năm, đến năm 2006 sau 11 năm, họ đã đạt 32 triệu tấn, vượt tất cả các cảng lớn của Việt Nam. Cảng Trạm Giang năm 2000 tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt 22 triệu tấn, đến năm 2006 sau 6 năm họ đã đạt được 67 triệu tấn và năm 2004 – 2005, họ đã hoàn thành cầu tầu có thể tiếp nhận tầu 300.000 tấn cho hàng lỏng và tầu 200.000 tấn cho hàng rời.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 88)