do trên lớp phân có tác dụng nén chặt lớp phân. Chất độn được giữ nguyên nếu sử dụng một lượng lớn chất độn ngay từ đầu, hay độn thêm hàng ngày. Mỗi năm lấy phân ra sử dụng 1-2 lần.
2.4.3. Phương pháp ủ hỗn hợp ( ủ nóng trước, ủ nguội sau)
Cách làm: Đầu tiên phân được lấy từ chuồng ra, xếp thành lớp dày 0,8-1,0
lên cao. Sau 3 - 4 ngày nhiệt độ trong dống phân đạt 60-70oC, chất hữu cơ bắt đầu phân giải mạnh thì bắt đầu nén cẩn thận lớp phân và tưới nước để đẩy hết không khí ra khỏi đống phân (Nhiệt độ trong đống phân hạ xuống chỉ còn khoảng 30- 35oC). Bước tiếp theo, xếp tiếp lớp phân khác lên trên lớp phân nêu trên và làm lại như trên cho đến khi đống phân cao chừng 2,0 m thì dùng đất, bùn hay rơm rạ phủ kín. Thỉnh thoảng tưới nước (nếu là nước phân hay nước tiểu thì càng tốt) giữ cho độ ẩm đạt 60 – 70% để phân chuồng phân giải thuận lợi. Phân chuồng đủ ẩm, đủ thoáng, sau một thời gian ủ sẽ xuất hiện những “sợi mốc trắng” là có thể sử dụng.
2.4.4. Các biện pháp nâng cao chất lượng phân chuồng khi ủ
Trong quá trình bảo quản, chế biến phải đảm bảo giữ được chất lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong phân, trong đó việc giữ cho đạm khỏi bị mất là chủ yếu. Có một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng phân chuồng khi ủ như sau:
- Trộn thêm phân lân khi ủ phân chuồng (nhất là phân chuồng có nhiều chất độn) có tác dụng tăng hoạt động của VSV, làm cho phân chuồng chóng hoai, phân lân trở thành dễ tiêu hơn, khử bớt độc, khử mùi hôi, tăng chất dinh dưỡng và giảm mất đạm. Cần chú ý trộn đều phân lân với phân chuồng, có thể sử dụng supe lân đơn (2%), phosphorit (3 – 4%) để trộn.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc trộn phân lân đơn và phosphorit đến việc mất chất hữu cơ và đạm trong quá trình ủ phân
Công thức thí nghiệm Mất sau khi ủ 4 tháng (%)
Chất hữu cơ Đạm
Không trộn 58,1 19,6
Trộn ủ với phosphorit 3% 42,6 5,4
Trộn ủ với supe lân đơn 2% 41,4 3,3
- Trộn thêm đất bột với phân chuồng khi ủ cũng có tác dụng tốt do khả năng hấp thu trao đổi của đất giữ cho NH3 và nước phân khỏi bị mất. Đất có TPCG nặng càng có giữ được nhiều đạm và ngược lại. Biện pháp này không nên áp dụng khi PC có nhiều chất độn.
- Làm mái che nắng, che mưa: cho đống phân để phân đỡ bị khô và tránh hiện tượng bị nước mưa xối trực tiếp vào, làm mất dinh dưỡng (đặc biệt cần thiết khi áp dụng phương pháp ủ xốp).
- Ủ phân chuồng trên sàn cứng (ximăng hay lát gạch, đá) để chống mất
nước phân. Nên tận thu nước phân để tưới vào đống phân ủ, bảo đảm phẩm chất
phân chuồng cao hơn, hay có thể dùng nước phân làm phân chuồng nhân tạo.
2.4.5. Phương pháp bảo quản phân chuồng để lấy khí đốt
Là phương pháp bảo quản, chế biến phân chuồng trong điều kiện yếm khí hoàn toàn để đảm bảo không mất đạm, đồng thời thu được hỗn hợp khí bốc ra (CH4 chiếm 60%) và hỗn hợp khí này có thể sử dụng làm chất đốt. Bằng phương pháp này 1 tấn phân chuồng, có thể sản xuất được 200 lít khí đốt, và 1 đầu trâu bò lớn trong một năm có thể sản xuất từ 1800 - 2000 lít. Quá trình này xảy ra hoàn toàn do sự tác động của VSV yếm khí Metanobacterium omelianski. Vì vậy loại khí đốt được tạo thành từ phương pháp ủ phân chuồng này gọi là khí sinh học (biogas).
Một số điều kiện của phương pháp bảo quản phân chuồng theo phương pháp này là: Phải đảm bảo hoàn toàn yếm khí, nhiệt độ luôn luôn ổn định ở
khoảng 30oC, đủ dinh dưỡng khoáng cho VSV hoạt động, môi trường phải trung hoà hoặc hơi kiềm.
Phân chuồng được bảo quản theo phương pháp này sẽ bị mất rất ít đạm, 25
– 30% đạm trong phân chuồng chuyển qua đạm dễ tiêu, tỷ lệ đạm amôniac có khi lên tới 45% tổng số đạm. Khi đưa phân ra sử dụng cần chú ý vùi phân để
tránh mất đạm.
2.5. Kỹ thuật sử dụng phân chuồng
- Phân chuồng sau khi được ủ phải vận chuyển sớm ra ngoài đồng và vùi ngay vào trong đất để tránh mất đạm ở dạng dễ tiêu (35 – 40%).