Vôi nung: có hiệu lực nhanh hơn, nhưng có giá cao, nên ưu tiên dùng để bón cho đất nặng, đất chua mặn, đất có yêu cầu cải tạo nhanh.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 111)

bón cho đất nặng, đất chua mặn, đất có yêu cầu cải tạo nhanh.

- Bột đá vôi: nên dùng cho đất chua, thành phần cơ giới nhẹ.

- Đôlômit: nên dùng bón trên các đất bạc màu, đất bị xói mòn, rửa trôi

Mg mạnh.

- Thạch cao: nên dùng bón cho đất mặn không chua.

Trong thực tế còn phải dựa vào các loại phân có chứa Ca để cung cấp

vôi cho đất.

6.4.2. Lượng vôi bón

* Khi tính lượng vôi bón cần chú ý một số đặc điểm sau:

+ Không nhất thiết phải trung hoà hoàn toàn độ chua của đất, vì pH = 6-6,5 đã thích hợp với nhiều loại cây trồng.

+ Việc bón vôi đưa pH đất lên nhanh và cao sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu Fe, Mn, Cu, lân Mg dễ tiêu; chất hữu cơ bị phân huỷ nhanh, giảm tính đệm, đất ph

ong toả các chất độc, nguy hiểm cho cây...gây rối loạn dinh dưỡng

khoáng ở cây trồng.

+ Khi cần cải tạo nhanh pH và lý tính đất (đất sét) cũng nên phối hợp

bón vôi với nhiều phân hữu cơ.

+ Riêng với đất thuần thục cao có thể đưa pH đất tới trung tính, nhưng

cần quan tâm bón Bo cho cây, nhất là các cây có nhu cầu Bo cao.

+ Với cây ưa đất chua mà lại cần Ca (khoai tây) cần cung cấp Ca cho cây

qua phân chuồng.

+ Cần phân biệt bón vôi cải tạo và bón vôi duy trì. Bón vôi cải tạo là nâng ngay pH đất lên tới mức độ cần thiết, phải căn cứ vào tính đệm và PH thích

hợp cho cây. Bón vôi duy trì là bù lại lượng vôi bị mất nhằm giữ pH của đất ở trị số mong muốn.

* Các phương pháp xác định lượng vôi bón:

+ Phương pháp Jensen: Phương pháp Jensen là phương pháp tính lượng

vôi bón chính xác nhất, có thể áp dụng trong mọi trường hợp cần bón vôi.

Cách làm:

Bảng. 3. 24. Các bước làm theo phương pháp Jensen

Bình tam giác 1 2 3 4 5 6 7 Đất bón vôi (g) 10 10 10 10 10 10 10 Ca(OH)2 0,05N (ml) 2 4 6 8 10 15 20 Nước cất (ml) 48 46 44 42 40 35 30 Lắc (phút) 30 30 30 30 30 30 30 Để tác động (ngày) 3 3 3 3 3 3 3 Lọc lấy dịch triết Đo pH 4,7 5,0 5,2 5,4 5,6 6,0 6,3

Sau đó chúng ta xây dựng đồ thị phản ánh mối tương quan giữa pH đất và số ml Ca(OH)2 0,05N. Từ đồ thị đó chúng ta sẽ xác định được số ml Ca(OH)2 0,05N để đạt pH cần bón vôi và tính được lượng vôi cần bón để cải tạo đất.

Q (kg CaO) = 420 x X Q (kg CaCO3) = 750 x X

X: Là số ml dung dịch Ca(OH)2 0,05N cần có (đã xác định được trên đồ thị)

+ Phương pháp dựa vào độ chua trao đổi (pHKCl) và thành phần cơ giới đất:

- Thành phần cơ giới đất có thể được xác định bằng phương pháp đơn giản – vê tay: Lấy một ít đất cần bón vôi nhào với nước cho vừa để có thể nặn được. Đem vê trong lòng bàn tay thành thỏi có đường kính 3 – 4 mm, dài 10 mm

Nếu không vê được hoặc vê xong nát ngay là đất nhẹ.

Nếu vê được nhưng khi cuộn tròn lại thì đứt đoạn thì là đất trung bình. Nếu vê xong, cuộn lại được mà không đứt, chỉ rạn nứt là đất nặng.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w