chính trong các loại đất ở Việt Nam là kaolinit, có dung tích hấp thu
thấp nên ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu đất.
- Quá trình oxi hoá khử: liên quan đến điều kiện yếm khí, hảo khí,
hiếm khí vd: hiện tượng phản nitrat hoá. Các hiện tượng này cũng chi phối sự thay đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng và độ phì nhiêu đất.
- Quá trình hình thành đất không hoàn chỉnh: đã làm nảy sinh yếu tố hạn chế độ phì nhiêu đất đứng hàng đầu ở một số vùng. Ở Đồng bằng Bắc Bộ có những vùng trũng, xa sông nên đất có thành phần cơ giới nặng, rất nghèo lân nhưng lại tương đối giàu đạm. Ở dải đất miền Trung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát và gần như ở đâu cũng nghèo lân, nghèo kali và nghèo đạm.
* Các yếu tố nhân tạo ảnh hưởng tới độ phì nhiêu đất
+ Phương thức sử dụng đất dốc không hợp lý: liên quan tới việc phá rừng, đốt rẫy, canh tác trên đất dốc, không có biện pháp bảo vệ đất, làm xói mòn và thoái hoá đất rất mạnh.
+ Phương thức canh tác lúa nước không hợp lý: Rơm rạ, vẫn thường lấy đi khỏi ruộng, nhất là ở các tỉnh phía bắc. Việc sử dụng phân chuồng để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu đất càng trở nên thiếu do nhu cầu thâm canh tăng vụ và xu hướng đô thị hoá nông thôn. Sử dụng các loại phân xanh bổ sung cho phân
chuồng trong trồng lúa cũng dần dần không tồn tại trong thực tiễn do sản xuất hàng hoá. Vì vậy chất hữu cơ trong đất trồng lúa nước đang giảm đi rõ rệt, do đó các biện pháp lam ải, sục bùn, tháo nước phơi ruộng... không còn phát huy tác dụng như trước nữa.
+ Bón phân không đủ hoàn trả cho đất các chất dinh dưỡng do nông sản lấy đi: Do năng suất cây trồng tăng nhanh, nông sản và phụ phẩm đã lấy đi
của đất khá nhiều dinh dưỡng. Trong khi việc bón phân con người mới chỉ trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng không đáng kể, bón phân không cân đối còn làm
giảm hiệu quả của việc đầu tư phân bón, mặt khác còn làm cho đất kiệt quệ và mất cân đối dinh dưỡng, đồng thời tạo ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước cục bộ, dù lượng tuyệt đối bón vào đất chưa nhiều.
1.2.2. Các biện pháp quản lý độ phì nhiêu đất
Gieo trồng liên tục mà không có biện pháp quản lý độ phì nhiêu đất phù hợp thì khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất bị giảm và mất sức sản xuất. Để quản lý độ phì nhiêu đất cần hiểu biết các yếu tố ảnh hưởng tới độ phì nhiêu và bản chất các loại hình thoái hoá độ phì nhiêu.
Các biện pháp quản lý độ phì nhiêu đất đất có thể quy về các nhóm chính sau: Thuỷ lợi (là biện pháp hàng đầu); bón phân (là biện pháp cải tạo độ
phì nhiêu đất hiệu quả nhất); làm đất (cày, bừa, quốc); chế độ canh tác (từ thời vụ, mật độ gieo trồng, chăm sóc).
Trong trồng trọt nếu không bón phân thì năng suất cây trồng không cao mà lại làm giảm độ phì nhiêu của đất. Bón phân cân đối sẽ cải tạo độ phì nhiêu hiện tại của đất, giảm rửa trôi, xói mòn đất (nhờ sự tăng trưởng mạnh sinh khối cây trồng tạo độ che phủ mặt đất tốt hơn).
Trong thực tế sản xuất các biện pháp quản lý độ phì thường được áp dụng tổng hợp theo hệ thống canh tác.
Kinh nghiệm thâm canh lúa:
2. Phân bón với việc quản lý độ phì nhiêu đất trong hệ thống canh tác (2 tiết) 2.1. Nguyên lý bón phân cho cây trồng và việc quản lý độ phì nhiêu đất
Để đạt năng suất cây trồng cao, chất lượng tốt, hiệu quả sản xuất cao đồng thời bảo vệ được đất trồng thì trong bón phân cho cây trồng cần tuân thủ các nguyên tắc bón phân hay định luật sử dụng phân bón.
Đây cũng chính là những công việc rất cần phải làm để quản lý độ phì nhiêu đất trong các hệ thống canh tác khác nhau. Các nguyên tắc bón phân đó là:
2.1.1. Bón phân nhằm trả lại các chất dinh dưỡng cây trồng lấy đi theo sản phẩm để đất khỏi bị kiệt quệ phẩm để đất khỏi bị kiệt quệ
Đây chính là nội dung của định luật trả lại nêu “nguyên tắc bón phân nhằm trả lại các chất mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch từ đất để tránh làm cho đất bị kiệt quệ trong quá trình trồng trọt”. Đinh luật này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với trồng trọt, mở đường cho việc ra đời, phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hoá học nhằm đạt năng suất ngày càng cao và duy trì độ phì nhiêu của đất trong trồng trọt.
Đồng thời đây cũng chính là lý thuyết cơ bản của việc bón phân cho cây
trồng được Liebig phát biểu đầu tiên vào năm 1840.
2.1.2. Bón phân nhằm khắc phục yếu tố hạn chế của độ phì nhiêu đất
Định luật tối thiểu- yếu tố hạn chế Nội dung định luật
Ban đầu (1843, Liebic)được phát biểu như sau: " Năng suất cây trồng tỷ lệ với nguyên tố phân bón có hàm lượng thấp nhất so với yêu cầu của cây"
Theo định luật này xem năng suất cây trồng như mức nước trong 1 chiếc thùng được cấu tạo bởi nhiều thanh gỗ có chiều cao khác nhau. Mỗi thanh gỗ đại diện cho 1 yếu tố phân bón. Năng suất cây trồng- mức nước chứa được trong thùng phụ thuộc vào thanh gỗ có chiều cao thấp nhất.
Trong quá trình áp dụng thấy định luật chưa hoàn chỉnh vì:
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa đất và cây theo phương pháp cô lập từng yếu tố mà chưa trong mối quan hệ toàn cục nên yếu tố tối thiểu cứ luân phiên nhau xuất hiện.
- Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng dễ tiêu của chất đó ở trong đất.
Định luật cần được hoàn thiện:
Năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng nào có hàm lượng dễ tiêu thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng và có thể mở rộng với tất cả các yếu tố ngoại cảnh khác: nước nhiệt độ ánh sáng...
Ý nghĩa của định luật
Xác định các yếu tố dinh dưỡng có liên quan đến nhau và tầm quan trọng của yếu tố dinh dưỡng hạn chế đối với cây trồng. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố của độ phì đất, thiếu 1 yếu tố cần thiết sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng ngay cả khi có đầy đủ các yếu tố khác.
Nhiệm vụ của người trồng trọt phải tìm ra yếu tố hạn chế năng suất cây trồng để bón phân đạt hiệu quả cao.
Tác dụng của yếu tố hạn chế sẽ dần dần giảm khi hàm lượng của nó ở trong đất tăng dần nên (do bón phân). Khi 1 yếu tố hạn chế này đựơc giải quyết thì sẽ phát sinh yếu tố hạn chế khác.
2.1.3. Bón phân cân đối nhằm khắc phục tất cả sự mất cân đối trong cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của đất dinh dưỡng cho cây trồng của đất
Nội dung của định luật bón phân cân đối cho cây trồng: “Để tạo cho cây trồng có năng suất cao thoả đáng với chất lượng sản phẩm sinh học cao và ổn định môi trường, bằng phân bón con người phải khắc phục tất cả mọi sự mất cân đối các nguyên tố khoáng có trong đất”.
ĐL này khắc phục được những nhược điểm của ĐL tối thiểu (chưa phát huy được hết tiềm năng, năng suất cây trồng).
2.1.4. Định luật- Năng suất không tăng tỷ lệ thuận với lượng phân bón cho cây
Nội dung của định luật
Trên cơ sở bón đủ các yếu tố dinh dưỡng khác khi tăng dần lượng phân bón nào đó (ví dụ N) đều làm tăng năng suất cây trồng, nhưng phần năng suất tăng lên không tỷ lệ với những lượng phân bón tăng lên mà có xu hướng giảm dần đi. Nếu cứ tiếp tục tăng lượng phân bón năng suất sẽ tăng đến một mức độ nhất định rồi không tăng nữa thậm chí còn bị giảm. Định luật này thể hiện rõ nhất đối với yếu tố N.
Giới hạn năng suất mà ở đó bón thêm phân năng suất không tăng nữa gọi là năng suất tối đa kỹ thuật và ứng với múc phân bón này là mức phân bón tối đa ký thuật- dùng để đạt năng suất trình diễn.
Mối quan hệ giữa lượng phân bón và năng suất cây trồng được biểu thị bằng đường Parabol có phương trình tổng quát: y = - ax2 + bx + c ( trong đó y là NS cây trồng, x là lượng phân bón)
Đạo hàm y' của phương trình trên (y' = -2ax+b)là điểm uốn của parabol biểu thị hàm số của mức phân bón tối đa kỹ thuật mà ở đó việc bón thêm phân bắt đầu làm giảm năng suất. Điểm uốn xuất hiện khi y' = 0 nên có thể xác định lượng bón tối đa kỹ thuật x = b/2a
Do mục đích của người sản xuất bón phân cho cây trồng nhằm đạt năng suất cây trồng cao và quan trọng hơn đạt lợi nhuận cao nhất. Thực tế cho thấy điều này có được khi bón phân đạt được năng suất cao thoả đáng- năng suất tối thích kinh tế ứng với lượng phân bón tối thích kinh tế là lượng bón mà dứơi mức này việc bón phân luôn có lãi (ở đó lượng năng suất tăng lên đủ bù đắp chi phí tăng thêm để có năng suất tăng lên đó ).
Năng suất và lượng bón tối thích kinh tế luôn đạt được trước khi đạt được năng suất và lượng bón tối đa kỹ thuật. Luợng bón tối thích kinh tế phụ thuộc vào giá nông sản và giá phân bón
Lượng bón tối thích kinh tế luôn thay đổi vì hiệu lực phân bón thay đổi hàng năm và tuỳ thuộc vào đất, khí hậu và cả trình độ hoàn thiện kỹ thuật canh tác. Trồng trọt với kỹ thuật cao giới hạn trên của việc bón phân có lãi cao hơn rõ rệt
Ý nghĩa của định luật
Xác định lượng phân bón có lợi nhuận trong trồng trọt
Xác định lượng phân bón đạt lợi nhuận tối đa cho người sản xuất đồng thời cũng là giới hạn của việc sử dụng phân bón.
2.2. Bón phân hợp lý trong trồng trọt và quản lý độ phì nhiêu đất (Khái niệm:
bón phân hợp lý, điều kiện để bón phân hợp lý, bón phân cân đối, bón phân hợp lý vởi quản lý độ phì nhiêu đất)
2.2.1. Khái niệm về quy trình bón phân cho cây trồng
* Quy trình bón phân cho cây là toàn bộ những quy định về loại phân, lượng phân, dạng phân và phương pháp bón phân cho 1 cây trồng.