giải trong điều kiện vừa yếm khí vừa thoáng khí nên phân được phân giải khá nhanh, có thể được sử dụng sớm hơn so với ủ nguội, lại diệt được mầm bệnh, làm mất sức nẩy mầm của hạt cỏ, hạn chế mất đạm tốt hơn so với ủ nóng. Trong điều kiện thông thường nên áp dụng phương pháp ủ này.
2. Phân chuồng (2 tiết)
2.1. Khái niệm về phân chuồng
Phân chuồng là hỗn hợp phân và nước giải do gia súc bài tiết ra (phân
chuồng không độn) cùng với chất độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc.
Đây là loại phân hữu cơ khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, mang đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ, khác nhau về thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng có chứa trong phân.
Sử dụng phân chuồng tốt còn là 1 biện pháp xử lý nguồn phế thải gây ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi rất hiệu quả. Vì trung bình lượng phân do gia súc thải ra trong suốt quá trình sinh trưởng thường gấp 20 lần trọng lượng của nó. Khối lượng các chất thải rất lớn này là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn nếu không được xử lý tốt. Đồng thời phân chuồng sau khi được xử lý bón cho cây trồng lại tạo ra sản phẩm phục vụ cho con người.
2.2. Thành phần của phân chuồng
2.2.1. Thành phần
Thành phần của phân chuồng không ổn định, phụ thuộc vào thành phần của các phần cấu thành, trong đó phần có ảnh hưởng lớn nhất là phân và nước giải do gia súc bài tiết ra.
Thành phần các chất có trong phân gia súc (phân chuồng không độn) cũng không ổn định do phụ thuộc vào: loại gia súc, tình trạng sức khoẻ, tuổi gia súc,
chế độ cho ăn, hình thức chăn nuôi.
Vậy: Thành phần chính của phân gồm khoảng 65-68% nước ; 15-28% các hợp chất hữu cơ của thức ăn mà gia súc tiêu hoá chưa triệt để.
- Nước phân chiếm tỷ lệ lớn nhất của phân gia súc.Trong nước phân gia
súc có đa dạng các chất hữu cơ dễ phân huỷ: urê, axit urêic, axit huppuric, axit benzoic; các muối hoà tan: axetat, cacbonat, oxalat, photphat, sulfat và 1 số chất kích thích sự phát triển của bộ rễ. Trong nước phân, nước giải gia súc thường
có 0,2-0,25% N, 0,01% P2O5, 0,4-0,5% K2O.
Phân gia súc luôn chứa nhiều các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất
xenlulô, gluxit, hêmixenlulo, linhin, chất béo, chất sáp, các hợp chất đạm hữu cơ, lân hữu cơ, lưu huỳnh hữu cơ và nhiều chủng loại axit hữu cơ. Các chất dinh
dưỡng thiết yếu đối với cây này luôn khá đầy đủ về chủng loại nhưng có tỷ lệ rất thấp đối với mỗi yếu tố.
Ngoài ra trong phân gia súc còn có rất nhiều chủng loại và số lượng các vi sinh vật, trong đó VSV phân giải xenlulô chiếm đa số và khá nhiều chủng VSV phản nitrat hoá.
Các chất độn chuồng thường dùng là các chất có khả năng hút nước cao,
thành phần dinh dưỡng thấp vd: rơm rạ, than bùn, lá song tử diệp, mạt cưa Bảng 3. 4. Thành phần một số loại phân chuồng
Các chất Các loại phân chuồng (có độn rơm rạ)
Trâu bò Lừa, ngựa Lợn Cừu, dê
Nước 77,30 71,30 72,40 64,60 Chất hữu cơ 20,30 25,40 25,00 31,80 N tổng số 0,45 0,58 0,65 0,83 N protit 0,28 0,35 - - N amoniac 0,14 0,19 0,20 - P2O5 0,23 0,28 0,19 0,23 K2O 0,50 0,63 0,60 0,67 CaO 0,40 0,21 0,18 0,33 MgO 0,11 0,14 0,09 0,18 SO3 0,06 0,07 0,08 0,15 Cl 0,10 0,04 0,17 0,17 SiO2 0,85 1,77 1,08 1,47 R2O3 0,05 0,11 0,07 0,24
Nguồn: V. D. Panicôv, 1977; Lê Văn Căn, 1978; V. G. Minev,1990
Qua bảng trên chúng ta thấy rằng: phần chất khô chủ yếu có trong là các chất hữu cơ. Hàm lượng các chất khoáng có trong các phần cấu thành phân chuồng đều rất thấp, tỷ lệ nước rất cao, tỷ lệ các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cây có trong phân đều rất thấp.
Trung bình trong phân chuồng (bao gồm đủ các phần cấu thành) có chứa 0,35%N; 0,22%P2O5; O,6% K2O; 0,2-0,4%CaO; 0,05-0,45%MgO; 0,05%S.
Ngoài ra, trong 1 tấn phân chuồng còn có trung bình: 2g Cu, 4g B, 30-50g
MnO, 82-96g Zn.
2.2.2. Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới thành phần và chất lượng của phân chuồng chuồng