cầu chất dinh dưỡng đó không lớn song nếu thiếu thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất cây, không thể bù đắp được sau này. Đây là chỉ dẫn quan trọng cho việc bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao (khi không có điều kiện bón đủ cả thời kỳ của cây nên bón tối thiểu ở thời kỳ khủng hoảng).
* Hệ rễ của cây trồng
Hệ rễ là cơ quan hút thức ăn, do vậy để bón phân đạt hiệu quả cao chúng ta cần quan tâm tới:
- Đặc điểm hệ rễ của cây trồng: cần thiết cho việc xác đinh vị trí bón phân đạt hiệu quả nhất, phân bón cần tập trung vào tầng đất có nhiêu rễ nhất.
Mỗi loại cây có hệ rễ rất khác nhau về: khối lượng, cách phân bố, giai đoạn phát triển, và còn thay đổi theo tính chất đất chế độ nước và phân bón
nên yêu cầu vị trí bón phân khác nhau. Tuy nhiên hệ rễ của cây có một số đặc
+ Cây có rễ cọc: có khả năng đâm sâu hút được nhiều thức ăn ngay cả khi thiếu ẩm vì vậy khi bón phân cho các cây có rễ cọc cần bón phân sâu hơn, lúc
gieo trồng nên bón phân ngay dưới hạt hay cây giống là tốt nhất.
+ Đối với các cây có rễ chùm: có khả năng ăn rộng ra xung quang gốc nên khi bón phân cho chúng cần bón phân quanh gốc lại tốt hơn.
- Rễ cây thường tập trung ở tầng đất đủ ẩm, nhiều chất dinh dưỡng
(màu) nên:
+ Khi đất đất đủ ẩm: (mưa nhiều) không nên bón phân sâu, vì sẽ làm cây sử dụng phân bón kém do rễ cây lúc này ăn nông.
+ Khi đất khô hạn: thì phải bón phân sâu hơn để cây hút dinh dưỡng từ phân được nhiều hơn do lúc này bộ rễ cây ăn sâu.
Vậy: Có thể dựa vào đặc điểm này của hệ rễ mà dùng phân bón để điều
khiển cho hệ rễ cây trồng ăn nông hay ăn sâu.
- Hệ thống rễ của cùng 1 loài cây có đặc điểm không đan xen được vào
nhau, khác loài có thể đan xen vào nhau.
- Khả năng sử dụng các loại phân khó tan của hệ rễ có ý nghĩa quan
trọng trong việc lựa chọn các dạng phân để bón cho các cây trồng cụ thể.
Vd: Rễ cây phân xanh và cây bộ đậu có khả năng đồng hoá được phân lân tự nhiên cao do chúng tiết ra nhiều axit hữu cơ.
* Phản ứng của cây trồng với môi trường
- Tính chịu mặn của cây (hay còn gọi là phản ứng của cây với nồng độ muối tan): liên quan đến lượng phân có thể bón vào 1 thời điểm và phương
pháp bón phân cho cây
vd: các loại rau, nhất là rau ăn lá có tính chịu mặn kém.
Theo khả năng chịu mặn, các loại cây trồng được chia thành 3 nhóm: kém chịu mặn, chịu mặn trung bình và chịu mặn.
+ Đối với những cây trồng kém chịu mặn (vd các loại đậu, ngô, khoai tây...): cần chia tổng lượng phân làm nhiều lần bón.
+ Đối với nhóm cây trồng chịu mặn trung bình (lúa mỳ, lúa gạo, cà chua, vừng...) và chịu mặn (các loài cây họ bầu bí, dưa hấu...) thì tuỳ theo mà có thể tập trung lượng phân bón hay chia ra làm nhiều lần bón.