chuồng trước hết nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng kali vì so với N, P phân có hàm lượng kali thường cao hơn cả, mà hiệu lực của kali trong phân như kali trong phân hoá học.
- Hiệu lực của phân chuồng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng
của phân đem dùng, điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai nơi bón phân, đặc tính sinh học của cây được bón phân.
Bảng 3. 9. Ảnh hưởng của bón liên tục trong 30 năm những lượng phân chuồng lớn tới hàm lượng mùn trong đất
Công thức bón phân Tỷ lệ mùn trong các tầng đất (%)
0-20 cm 20-40 cm
Không bón phân 3,75 3,45
Bón 20 tấn phân chuồng/ha 4,58 4,39
Bón 40 tấn phân chuồng/ha 4,97 4,54
Bón 80 tấn phân chuồng/ha 5,25 4,72
- Nên phối hợp bón phân chuồng đồng thời với phân hoá học do tác động tương hỗ mà làm tăng hiệu lực chung của việc bón phân.
- Phân chuồng chỉ nên bón lót, bón xong cần được vùi ngay vào đất để tránh mất N. Bón phân chuồng ở vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, khí hậu
khô cần vùi phân sâu hơn. Khi buộc phải bón thúc bằng phân chuồng thì phải dùng loại phân được ủ hoai mục hay nước phân.
- Phân chuồng có hàm lượng dinh dưỡng thấp lại hạn chế về N, phản ánh trung thực tính chất hoá học đất ở địa phương. Vì vậy trong thâm canh cây trồng
không thể chỉ dựa vào phân chuồng, mà phải căn cứ vào năng suất kế hoạch để bổ sung thêm phân hoá học mới có thể đạt năng suất cây trồng cao, phẩm chất tốt. Cũng không thể chỉ dựa vào phân chuồng mà cải tạo hiệu quả tính chất hoá học đất và đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng.
3. Phân xanh (1 tiết)
3.1. Khái niệm chung về phân xanh
3.1.1 Khái niệm về phân xanh
Phân xanh là biện pháp trồng các cây có khả năng cố định đạm (chủ yếu là cây bộ đậu) rồi vùi chất xanh vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời làm giàu các chất dinh dưỡng mà chủ yếu là N và chất hữu cơ cho lớp đất canh tác.
Đây là biện pháp sản xuất phân hữu cơ tại chỗ, đặc biệt có ý nghĩa đối
với các vùng đất đồi núi, đất bạc màu và vùng canh tác xa khu dân cư là những nơi có như cầu sử dụng phân hữu cơ cao lại gặp khó khăn về vận chuyển.
Phân xanh còn là biện pháp sản xuất N sinh học nhờ cây bộ đậu (có các
VSV cộng sinh ở rễ nên có khả năng cố định N khí quyển) với việc sử dụng 40-60 kg P2O5 và K2O cho 1 ha để sản xuất ra lượng N đủ để cung cấp cho chính bản thân cây bộ đậu, đồng thời còn để lại từ 60-200 kg N/ha cho cây trồng khác.
Trong điều kiện phân lân có nhiều, giá lại rẻ còn phân đạm có ít giá thành cao, trồng cây phân xanh còn là biện pháp biến phân lân thành phân N.
3.1.2 Đặc điểm cây phân xanh
Để cây phân xanh có thể đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, các cây phân xanh được lựa chọn theo một số tiêu chuẩn sau: