làm đất bị nghèo kiệt các chất dinh dưỡng dễ tiêu, vụ sau muốn đạt được năng suất như vụ trước, cần bón thêm nhiều phân. Trái lại sau một vụ thất thu, hoặc bỏ hoá
do dinh dưỡng tồn lại từ đất và phân bón mà cây trồng trước không sử dụng hết, nhu cầu
phân bón ở vụ sau lại không cần nhiều lắm.
- Khi thời vụ thu hoạch vụ trước muộn, khoảng thời gian giữa vụ trước và sau sát nhau làm nhu cầu bón phân cho cây trồng cho vụ sau cần cao hơn. Trái lại, khi khoảng cách giữa 2 vụ trước và sau dài, tạo điều kiện cho đất có thời gian hồi phục dinh dưỡng dễ tiêu, nên nhu cầu bón phân cho cây trồng vụ sau sẽ giảm đi.
Những biện pháp kỹ thuật áp dụng cho cây trồng trước, có ảnh hưởng của đến độ phì nhiêu của đất: chế độ nước, cách làm đất, xới xáo, mức độ cày sâu... có khả năng ảnh hưởng lớn đến quy trình bón phân cho cây trồng sau.
* Đặc điểm hệ rễ của cây trồng trước và sau
Nếu hệ rễ cuả cây trồng trước phát triển trên cùng 1 tầng đất hay sâu
hơn cây trồng sau thì nhu cầu bón phân cho cây sau sẽ cao hơn.
Ngược lại, rễ của cây trồng trước phát triển ở tầng đất nông hơn cây trồng sau, tận dụng độ phì cuả đất triệt để hơn thì nhu cầu phân bón cho cây vụ sau có thấp hơn .
* Hiệu lực tồn tại của phân bón do cây trồng trước để lại
Số lượng phân bón, loại phân và dạng phân bón đã sử dụng với hiệu lực tồn tại của các loại phân được sử dụng.
Các loại phân chuồng, phân lân có hiệu lực tồn tại ở các vụ sau không kém ở vụ bón trực tiếp khi bón nhiều các loại phân trên cho cây trồng trước cây trồng vụ sau có thể giảm nhiều lượng hay không cần bón.