cho cây, do tác dụng chậm (hệ số sử dụng phân bón thấp), mà để lại đất một tỷ lệ đáng kể các nguyên tố dinh dưỡng (so với tổng lượng dinh dưỡng có chứa trong phân) đặc biệt là đạm tổng số, nên có tác dụng làm tăng dần hàm lượng các chất dinh dưỡng cho đất (đặc biệt là đạm).
- Phân hữu cơ là nguồn bổ sung mùn không thể thay thế cho đất (bón phân khoáng không có khẳ năng ổn định hàm lượng mùn của đất).
Vai trò của mùn:
+ Mùn có ảnh hưởng toàn diện đến tính chất hoá học đất đặc biệt là khẳ năng trao đổi, hấp thu và khẳ năng điều tiết dinh dưỡng cho cây.
+ Ngoài ra mùn là kho dự trữ thức ăn cho cây, vì mùn sẽ khoáng hoá dần dần (với tốc độ 1 - 3% năm) giải phóng đạm và các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây.
+ Mùn có tác dụng làm tăng cường hiệu lực của sử dụng phân khoáng do tạo thuận lợi cho việc hút thức ăn qua tế bào rễ, cây hút được nhiều dinh dưỡng hơn từ phân bón và càng chịu được lượng phân khoáng cao.
+ Chất mùn còn có thể kết hợp với lân thành phức hệ lân mùn, có tác
dụng giữ lân ở trạng thái cây có thể hấp thu được (mặc dù đất giàu Ca2+, Al3+, Fe3+...).Vì nếu không có mùn thì lân sẽ bị hấp thu hoá học bởi Ca2+, Fe3+thành các phốt phát khó tiêu đối với cây.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của các loại phân khoáng và phân hữu cơ tới hàm lượng mùn trong đất
(Thí nghiệm bón liên tục trong 30 năm)
Công thức thí nghiệm Tỷ lệ mùn trong các tầng đất 0 - 20 cm 20 - 40 cm Không bón phân 3,75 3,45 N200P100K240 4,04 3,74 N120P90K90 3,92 3,70 N60P45K45 3,87 3,65 N60P45K45 + 20 tấn phân chuồng/ha 4,45 4,12 Nguồn V. D. Panicov, 1977
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của bón phân chuồng và phân khoáng lâu dài tới hàm lượng mùn trong đất