Thành phần: Là loại phân hữu cơ có tương đối nhiều dinh dưỡng bao

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 95)

gồm cả các chất dinh dưỡng đa (N, P, K), trung lượng (Ca, Mg, S...). Tỷ lệ các chất dinh dưỡng này thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào số lượng, chất lượng thức ăn và loại gia cầm.

Bảng. 3. 20. Thành phần của phân gia cầm (% )

Loại gia

Gà 50-56 25,5 1,6-2,2 1,5-1,8 0,9-1,1 2,4 0,7 0.4

Vịt 57-60 26,2 0,8-1,1 1,4 -1,5 0,5-0,6 1,7 0,3 0,3

Ngỗng 77-80 23,4 0,6 0,5 0,9-1,0 0,6 0,3 1,1

+ Thành phần phân gia cầm đậm đặc hơn các loại phân gia súc.

+ Phân gia cầm là loại phân hỗn hợp có hàm lượng chất dinh dưỡng khá

cao, tác dụng nhanh. N có trong phân gia cầm dưới dạng axit uric, khi sử dụng phân tươi dễ gây ảnh hưởng xấu cho cây (xót). Thông qua quá trình ủ dễ

phân giải thành ure và (NH4)2CO3 cho cây sử dụng nhưng cũng dễ bị mất đạm

dưới dạng NH3. Để khắc phục hiện tượng này trong quá trình bảo quản phân tuỳ theo khối lượng phân mà nên bổ xung thêm supe lân (7 – 10%), than bùn (10 – 40%) hay rơm rạ (25 – 50%).

+ Phân gia cầm tươi còn chứa đạm ở dạng amôn, nên có thể dùng biện pháp sấy khô nhanh ở nhiệt độ cao, tạo ra sản phẩm phân gia cầm khô có chứa 4 – 6%N, 2- 3% P2O5, 2 – 2,5% K2O.

- Đặc điểm sử dụng:

+ Là loại phân có thể bón lót và thúc, bón phân tươi hay sau khi chế biến

đều được. Phân sử dụng tốt nhất cho các loại rau, khoai tây, cây lấy củ, chăn nuôi, cây ăn quả dạng quả mọng.

+ Lượng phân để bón lót cho rau và khoai tây: 1 – 2 tấn/ha (đối với dạng phân xấy khô); 4 – 6 tấn/ha đối với dạng phân tươi không độn và 8 – 10

tấn/ha đối với phân có độn.

+ Lượng phân dùng bón thúc cho cây trồng 0,8 – 1 tấn/ha (phân tươi không độn); bón theo hàng, theo hốc lượng giảm còn 0,4 – 0,6 tấn/ha. Sử dụng

phân xấy khô để bón thúc thì lượng giảm tương ứng đi một nửa. Bón phân gia cầm tươi dưới dạng lỏng bằng cách hoà phân tươi với 6-7 phần H2O để tưới cây.

4.4. Phân rác

Phân rác có hàm lượng các chất dinh dưỡng gần giống với phân chuồng, có tỷ lệ các chất có thể N: 0,6-0,7%; P2O5 : 0,5-0,6%; K2O: 0,6-0,8%.

Khả năng phân giải của phân ở trong đất phụ thuộc vào thành phần các chất có trong phân vd: phân rác nhà bếp dễ phân giải hơn phân rác có nhiều giấy, túi

nilon...

Trong sản xuất phân rác cần chú ý: Phân loại nguyên liệu ủ, kích thước

nguyên liệu, tỷ lệ C/N, việc bổ sung chất dinh dưỡng, điều kiện để VSV hoạt động (độ ẩm, độ thông thoáng).

Phân rác ủ thường là loại phân khó tiêu với cây trồng hơn là các loại phân hữu cơ khác, cho nên loại phân này nên được bón lót sớm và khi ủ nên đảo kỹ. Phân rác thường được sử dụng trong trồng rau.

4. 5. Các nguồn phân hữu cơ khác

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w