Thành phần hữu cơ và chất dinh dưỡng có trong phân bắc, nước giải thay đổi rất nhiều tuỳ theo chế độ ăn uống, tình trạng sức khoẻ, tuổi...của con
người.
Bảng. 3.19.Thành phần các chất trong phân bắc nước giải (%)
Nguyên liệu phân tích H2O Chất H/C N P2O5 K2O
Phân bắc >70 20 1,00 0,5 0,37
Nước giải > 90 3 0,5 0,13 0,19
Phân bắc - nước giải 5-10 0,5-0,8 0,2-0,4 0,2-0,3
* Phân bắc
+ 75 – 85% nước, 15 – 35% chất khô. Trong chất khô có từ 8 – 18% tro, chủ yếu là các muối ở dạng silicat, phosphat, clorua, sulfat, canxi, magie, kali, natri...đặc biệt có chứa nhiều NaCl.
+ Có tỷ lệ N, P cao hơn trong phân chuồng, ở dưới dạng hữu cơ và dễ phân giải hơn phân chuồng nhiều.
+ Có tỷ lệ chất xơ (xenlulo) thấp, lignin hầu như không có nên phân này dễ phân giải và khả năng cải tạo đất kém.
- Tính chất:
+ Phân bắc có phản ứng trung tính, có màu vàng (do có chất bilirulin bài
tiết ra ở mật), mùi thối do chứa các chất axit caproic, H2S, NH3 ...
+ Đây là loại phân hữu cơ có hoạt tính sinh học cao do có rất nhiều vi sinh vật, đồng thời cũng có nhiều ký sinh trùng đường ruột có khả năng lan
truyền bệnh do vậy cần được xử lý trước khi bón cho cây. * Nước giải
- Thành phần: Có khoảng 95% nước, 5% chất khô và các chất hoà tan dạng urê, axit uric, NaCl, KCl, K2SO4, các photphat hoà tan, vi lượng, chất dạng urê, axit uric, NaCl, KCl, K2SO4, các photphat hoà tan, vi lượng, chất kích thích sinh trưởng.
- Tính chất:
+ Có mùi khai (do NH3 tạo nên). Nước giải mới có phản ứng chua hoặc
hơi chua. Để lâu có phản ứng hơi kiềm.
+ Trong nước giải N chủ yếu tồn tại dưới dạng ure nên dễ đồng hoá, dễ bay mất. Tỷ lệ ure và các muối khoáng có trong nước giải là đáng kể nên dùng trực tiếp sẽ làm cây bị ảnh hưởng xấu. Nước giải để lâu hoặc ủ sẽ sử dụng tốt hơn vì ure sẽ chuyển thành (NH4)2CO3.
4.2.3 Sử dụng phân bắc nước giải
- Bảo quản và chế biến phân bắc nước giải: nhằm diệt vi trùng gây bệnh và trứng giun sán, hạn chế sự lan truyền bệnh và không làm xót cây khi sử
dụng thì phân bắc, nước giải nhất thiết phải được ủ hoai rồi mới sử dụng.
+ Nước giải nên chứa riêng do chóng được sử dụng, để bảo quản cần đậy nắp thiết bị chứa nước giải, thỉnh thoảng rắc supe lân vào, hay đổ 1 ít dầu làm thành lớp váng trên mặt hạn chế rất nhiều việc mất N. Không trữ nước
giải bằng tro bếp vì sẽ làm đạm bay mất nhiều, dùng đất bột có thể giữ lại được 80% N.
+ Phân bắc ủ với tro: tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khoáng hoá
nhanh vừa làm cho những chất có mùi hôi thối trong phân bị mất. Dùng supe lân để bảo quản và ủ phân bắc có tác dụng làm giảm sự mất đạm rất rõ với tỷ lệ supe lân từ 2 – 3%. Dùng đất bột ủ với phân bắc có ưu điểm là mất đạm ít hơn so với ủ tro.
- Sử dụng phân bắc, nước giải:
+ Phân bắc trong hố xí 2 ngăn có dùng chất độn (tro bếp, đất bột, than
bùn) vừa vệ sinh vừa đỡ mất N sau một tháng ủ có thể dùng bón. Phân bắc lấy
từ hố xí tự hoại có thể sử dụng ngay sau khi kiểm tra hàm lượng kim loại nặng.
+ Mặc dù là phân hữu cơ, nhưng khi sử dụng phân bắc vẫn cần kết hợp sử dụng thêm với các loại phân hữu cơ khác để đảm bảo tính chất vật lý tốt cho đất.
+ Lượng phân dùng bón lót chỉ nên 1-4 tấn/ha, có thể dùng phân bắc ủ hoai để bón thúc hay trộn với 6-7 phần H2O để tưới cho cây.
4.3. Phân gia cầm