Trong thực tế có thể bón vôi bằng máy hay thủ công.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 113)

+ Bón bằng máy: cần chú ý tới độ mịn và độ ẩm của nguyên liệu (khoảng

3%).

+ Bón bằng phương pháp thủ công (bón tay): nếu nguyên liệu ở dạng bột cần bón khi trời lặng gió để tránh ảnh hưởng xấu tới người bón vôi.

- Khi bón vôi, bón lót là chính, cần đảo trộn đều vôi vào tầng canh tác

đất. Do bón vôi là bón cho cho cả hệ thống luân canh cây trồng, vì vậy trong hệ thống luân canh cây trồng, nên bón vôi trước vụ trồng cho cây nào nhạy cảm với pH cao và việc bón vôi nhất.

- Không nên bón vôi lẫn với phân chuồng, phân phân đạm amôn và

phân supe lân. Nên bón vôi sớm trước khi gieo trồng và sử dụng các loại phân bón khác ít nhất 1 tháng để vôi phát huy tác dụng cải tạo đất và tránh khả năng

ảnh hưởng xấu tới cây trồng và phân bón.

6.4.4. Chu kỳ bón vôi

Chu kỳ bón vôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ rửa trôi, hàm lượng

Al, Fe trong nước ngầm, lượng vôi bón, đặc điểm cây trồng được bón vôi, đặc điểm nguyên liệu và tính chất đất. Chu kỳ bón cho các đất như sau:

+ Đất chua mặn bón 2 năm/lần với lượng bón 4,5-6,0 tấn/ha + Đất chua phù sa cổ bón 5 năm/lần với lượng 1,25-5,0 tấn/ha + Đất bạc màu bón 3 năm/lần với lượng 0,6-2,35 tấn/ha

Chương 4. Quản lý độ phì đất trong hệ thống canh tác (3 tiết) 1. Độ phì nhiêu đất và các biện pháp quản lý (1 tiết)

1.1. Những khái niệm về độ phì nhiêu đất

1.1.1. Khái niệm độ phì nhiêu đất

Nếu giới hạn trong phạm vi những điều kiện mà đất có thể đảm bảo thì chủ yếu là nước và các chất dinh dưỡng thì A.V.Petecbuagski và nhiều nhà khoa học khác cho rằng: “độ phì nhiêu của đất hiểu một cách vắn tắt là khả năng của đất

cung cấp cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng, một số lượng nước và chất dinh dưỡng cần thiết”.

Tuy nhiên khái niệm về độ phì nhiêu đất là khái niệm phức tạp và hết sức

tương đối. Vì

+ phụ thuộc vào yếu tố con người: khả năng của đất đảm bảo những điều

kiện thích hợp cho cây trồng đạt năng suất cao chỉ trở thành hiện thực khi có sự lao động sáng tạo của con người, thông qua việc biết kết hợp tốt những yêu cầu ngoại cảnh khác của cây trồng (thời vụ, mật độ gieo trồng...).

+ Ngoài ra để đất có khả năng cung cấp nước và các chất dinh dưỡng tốt cho cây, cần có các yếu tố khác phù hợp như: kết cấu đất, chế độ khí, chế độ nhiệt, phản ứng môi trường...mà chỉ thiếu một trong những yếu tố đó thì cây trồng khó có thể cho năng suất cao.

+ Loại cây trồng: cây trồng đa dạng về loại và yêu cầu đối với đất về pH, về chất dinh dưỡng nên chỉ tiêu về độ phì nhiêu đất đối với mỗi cây trồng cụ thể có phần không giống nhau.

1.1.2.Phân loại độ phì đất

Chúng ta cần phân biệt những khái niệm khác nhau về độ phì nhiêu đất: - Độ phì tự nhiên: là độ phì có trong tất cả các loại đất tự nhiên, nó xuất

hiện trong quá trình hình thành đất và hoàn toàn chưa chịu sự tác động của con người.

- Độ phì tiềm tàng: là phần độ phì tự nhiên mà cây trồng tạm thời chưa sử dụng được.

- Độ phì hiện tại (độ phì hiệu lực hay độ phì thực tế): là phần độ phì tự

của đất và nguyên nhân kìm hãm độ phì ở dạng tiềm tàng thì có thể dùng các biện pháp kỹ thuật canh tác để tác động chuyển độ phì tiềm tàng thành thực tế.

- Độ phì nhân tạo: là độ phì do con người cải tạo những tính chất xấu

của đất (bón vôi, bón nhiều phân hữu cơ...) làm thay đổi hẳn độ phì tự nhiên của đất tạo cho đất có độ phì mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ phì kinh tế: thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đất với điều kiện kinh tế xã hội, được tính bằng năng suất lao động.

1.1.3. Đánh giá độ phì nhiêu đất

Việc đánh giá độ phì đất là phức tạp tuy nhiên cũng có thể sử dụng các biện pháp đánh giá như sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 113)