+ Tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng (kể cả đa lượng) có trong phân chuồng đều ở mức rất thấp (< 1%), hiệu quả chậm hơn nhiều so với phân hoá học. Do vậy
để đáp ứng tốt yêu cầu dinh dưỡng của cây trồng, khi bón phân chuồng rất cần phải kết hợp bón với phân hoá học.
+ Sử dụng phân chuồng có chi phí vận chuyển, bảo quản và bón phân lớn so với phân hoá học.
- Phân chuồng là loại phân hữu cơ cần thiết phải bảo quản, chế biến do
các lý do sau:
Phân thải ra không được bón ngay vì sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, chất lượng phân sẽ bị giảm đi nhiều nếu không được bảo quản tốt.
Trong phân chuồng còn có thể có: mầm mống bệnh, hạt cỏ dại cần được xử lý trước khi dùng.
- Trong quá trình chế biến phân chuồng, khối lượng phân và tỷ lệ chất hữu cơ giảm đi đáng kể so với ban đầu nhưng tỷ lệ N, P2O5, K2O tăng lên.
Tuỳ theo mức độ phân giải của phân người ta phân biệt: phân chuồng tươi ít biến đổi, phân nửa hoai mục, phân hoai mục và mùn
- Phân chuồng phản ánh khá trung thực thành phần hoá học của đất ở
địa phương, do đất nghèo hay giầu chất dinh dưỡng nào đó thì trong phân chuồng
cũng sẽ nghèo hay giầu chất dinh dưỡng đó.
- Nước giải gia súc, nước phân chuồng có thể coi là loại phân hỗn hợp
NPK (có 0,2-0,25%N, 0,01%P2O5, 0,4-0,5%K2O) ở dạng hoà tan mà cây trồng
có thể sử dụng được ngay, nhưng cũng rất dễ mất N dưới dạng NH3.
2.4. Các phương pháp bảo quản và chế biến phân chuồng
2.4.1. Phương pháp ủ nóng (ủ xốp)
Cách làm: Lấy phân từ chuồng ra, đánh thành đống, không nén để trong lớp
phân có nhiều không khí (cho phân được phân giải trong điều kiện hảo khí), nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt 60 - 70oC, sau khoảng 4-6 ngày do đống phân được phân huỷ mạnh nên xẹp xuống thì lại xếp tiếp một lớp phân khác khác lên trên và lặp lại như trên cho đến khi lấy hết phân từ trong chuồng ra. Trong phương pháp ủ này, để tạo điều kiện thoáng khí cho quá trình phân giải, không che phủ trực tiếp bất cứ vật gì nên trên đống phân và ủ phân trong nhà có mái che.
2.4.2. Phương pháp ủ nguội (ủ chặt)
Phương pháp này có thể thực hiện theo 2 cách: