Tuỳ thuộc mức độ phân giải của than bùn chia chúng thành 3 loại:

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 90)

+ Than bùn phân giải yếu: phần lớn xác thực vật trong than bùn vẫn còn

nguyên hình dạng tự nhiên, có nhiều nước và chỉ có < 20% chất hữu cơ đã mùn hoá.

+ Than bùn phân giải trung bình: khó có thể phân biệt được hình dáng

xác thực vật có trong than bùn, có ít nước và 20-40% chất hữu cơ đã mùn hoá.

+ Than bùn phân giải mạnh: không còn nhìn thấy xác hữu cơ có trong than bùn, có rất ít nước, dẻo dính và >40% chất hữu cơ đã mùn hoá.

4.1.2. Thành phần và tính chất của than bùn

Thành phần các chất dinh dưỡng có trong than bùn giống như trong phân chuồng, nhưng khác về tỷ lệ. Trong than bùn có tỷ lệ lân và kali ít hơn, còn N

chuồng. N, P, K của than bùn có tính chất giống như trong phân chuồng,

trong đó đạm chủ yếu ở dạng hữu cơ - cần thông qua quá trình khoáng hoá cây mới sử dụng được. Kali ở dạng dễ tiêu cây có thể đồng hoá được ngay.

Bảng. 3. 17. Thành phần của than bùn Loại than bùn Tỷ lệ các chất (% chất khô) Các nguyên tố tro N P2O5 K2O CaO TB nông 2-5 0,7-1,5 0,05-0,15 0,05-0,10 0,2-0,4 TB trung gian 5-10 1,2-2,5 0,10-0,25 0,10-0,15 0,4-2,0 TB sâu 8-15 2,5-3,5 0,20-0,60 0,15-0,20 2,0-6,0

Thành phần của than bùn rất khác nhau, tuỳ thuộc vào nơi khai thác. Nó thường bao gồm các chất sau:

- Các hợp chất hữu cơ (39,5 – 60,5%) và tỷ lệ axit humic - có tác dụng như là một chất kích thích sinh trưởng đáng kể (10,1 – 24,3%). như là một chất kích thích sinh trưởng đáng kể (10,1 – 24,3%).

- Các hợp chất vô cơ

- Các nguyên tố vi lượng (nhưng thường nghèo hơn so với phân chuồng đặc biệt là Cu).

- Một số chất hoá học: CH4, H2S, Fe3+, Al3+ nế

u các chất này có tỷ lệ cao có khẳ năng gây hại tới cây trồng.

- Ở nước ta hầu hết các mỏ than bùn có pH < 5, những mỏ được hình

thành ở gần khu vực đá vôi thì có thể độ pH = 7.

4.1.3. Sử dụng than bùn

* Dùng than bùn làm phân ủ

Đây là hình thức dùng than bùn phổ biến. Thường dùng than bùn sâu,

than bùn nông phân giải mạnh ủ với các loại phân hữu cơ có hoạt tính sinh học cao (phân chuồng, nước giải, phân bắc) phối hợp thêm với 2-3% bột photphorit để tạo ra một loại phân ủ có chất lượng và cách sử dụng như phân chuồng. Tuỳ theo đối tượng để ủ với than bùn mà đòi hỏi than bùn có độ ẩm và tỷ lệ phối hợp giữa than bùn và đối tượng ủ khác nhau.

Vd: + Khi ủ than bùn với phân chuồng thì cần xử lý than bùn có độ ẩm từ 60 – 65%; tỷ lệ 1 phân chuồng : 2 – 3 phần than bùn

+ Khi ủ than bùn với nước giải thì tuỳ thuộc vào ẩm độ của than bùn mà cứ 1 tấn than bùn sẽ phối hợp với 0,2 – 1 tấn nước giải.

+ Khi trộn với phân bắc ta dùng than bùn có độ ẩm 40 – 50% và theo tỷ lệ 5 tấn than bùn với 1 tấn phân bắc.

* Dùng than bùn làm chất độn chuồng

Thường sử dụng than bùn nông làm chất độn chuồng (do khả năng giữ nước và hấp thụ khí cao). Độ ẩm than bùn khoảng 20 – 30% là thích hợp nhất cho việc độn. Nếu than bùn ẩm quá thì khả năng giữ nước và hút khí độc

giảm, còn khô quá thì bụi, có thể gây hại cho tuổi gia súc. Vd: Lượng than bùn cho 1 ngày đối với trâu, bò từ 5 - 7 kg/con; đối với lợn từ 3 - 5 kg/con.

Bảng 3.18. Tác dụng dùng than bùn làm chất độn

TT Công thức thí nghiệm bón 10t/ha Năng suất (tạ/ha) Tỷ lệ tăng (%)

1 Không bón 37,7 100,0

2 Phân chuồng không độn 41,5 110,0

3 Than bùn đã ủ 40,6 107,6

4 Than bùn độn chuồng, tỷ lệ 1 : 1 46,7 123,3

*Dùng than bùn trực tiếp cho cây trồng

Than bùn sâu, sau khi xử lý để khử hết các chất có thể gây độc cho cây bằng cách phơi khô ngoài không khí và có thể trộn thêm vôi để có pH > 5,5 thì có thể dùng trực tiếp dưới các hình thức sau:

+ Bón trực tiếp cho cây: thường sử dụng để đối với cây lâu năm, bón với

lượng lớn (như phân chuồng) và phối hợp với phân khoáng.

+ Dùng làm bầu ươm cho cây con: đối với các loại cây rau, bông, cà phê,

chè... hay làm bầu giâm chiết cành các loại cây ăn quả.

* Dùng than bùn để phủ gốc

Trong thực tế người ta thường dùng các loại than bùn kém phân giải làm

nguyên liệu che phủ gốc cho các cây công nghiệp, cây ăn quả...ở vùng đồi. Hình thức sử dụng than bùn này tạo điều kiện cho lớp mặt của đất có chế độ

nước, chế độ khí, chế độ nhiệt tốt hơn. Đồng thời ngăn ngừa được sự xói mòn, rửa trôi, hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Sau một thời gian dùng than bùn

che phủ đất này có thể cày lấp lớp than bùn vào đất nhằm bổ sung thêm mùn, các chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.

* Các ứng dụng khác

- Làm chất mang trong sản xuất phân vi sinh vật: Phơi khô, đập nhỏ than bùn rồi khử trùng than bùn thành chất mang thanh trùng trong sản xuất loại phân VSV có chất mang thanh trùng hay không cần khử trùng (với lượng than bùn lớn) để sản xuất phân VSV có chất mang không thanh trùng.

- Chế biến axít humic và các chất kích thích sinh trưởng như: a humic, humat natri, humat amôn...

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w