hoà tan trong nước và axit yếu nên rất khó tiêu đối với cây trồng như apatit, photphorit, phân lèn, bột xương.
* Phân loại theo dạng sử dụng và phương pháp chế biến chia thành 2 nhóm: - Phân lân tự nhiên: là các loại phân lân được khai thác từ các nguồn có
sẵn trong tự nhiên apatit, photphorit, phân lèn, bột xương.
- Phân lân chế biến: là các loại phân lân chế biến theo công nghệ, do có quy trình sản xuất khác nhau nên phân biệt: phân lân chế biến bằng axit (supe lân và phân lân kết tủa) và phân lân chế biến bằng nhiệt (phân nung chảy, phân xỉ lò tomas).
2.1.2. Phân lân tự nhiên
Khái niệm: Phân lân thiên nhiên là các loại phân lân được khai thác từ các nguồn có sẵn trong tự nhiên như apatit, photphorit, phân lèn, bột xương.
* Apatit
Là một loại khoáng phosphas, có nguồn gốc phún xuất, cấu trúc tinh thể hình lục giác, thành phần hoá học ổn định.
- Công thức hoá học: Ca10(PO4)6.X2 hay [Ca3(PO4)2] 3.CaX2.
X- biểu thị một anion hoá trị I có thể là OH, F, CO3 -
- Thành phần: Chứa 18 -42% P2O5 thường > 30%; 22 - 47% CaO, thường
khoảng 40%; 7,7% SiO2; F2 < 3%; R2O3 ≤ 3%.
- Tính chất: Là một loại khoáng phosphat có nguồn gốc phún xuất, có cấu
trúc tinh thể hay vi tinh thể, rắn chắc, màu xám hay xám trắng, có tỷ lệ P2O5
tan trong axit yếu rất thấp (2,5 – 3,5%) nên không dùng để bón trực tiếp cho cây mà chỉ dùng để chế biến phân hoá học.
Bón phân này vào đất nhờ độ chua có trong đất mà một phần phosphat khó tiêu có thể chuyển thành phosphat hoà tan trong axit yếu.
H+
[KĐ] Mg2+ + Ca3 (PO4)2 ⇒ [KĐ] Mg2+ + 2 CaHPO4
H+ H+
H+ H+
Các axit yếu được tạo ra do hoạt động của vi sinh vật và rễ cây cũng có
thể chuyển hoá một phần phosphat khó tiêu thành phosphat hoà tan trong axit yếu cho cây trồng sử dụng.
Ca3(PO4) + H2CO3 CaHPO4 + Ca(HCO3)2