- Bón phân duy trì: Là bón lượng phân vừa đủ bù đắp lượng lân mà cây
3. Phân kali và kỹ thuật sử dụng (2tiết)
3.1.2. Phân kali chế biến
* Kali clorua (KCl)
Kali clorua được chế biến từ quặng silvinit (KCl. NaCl) dựa vào độ tan khác nhau của hai loại muối này khi tăng nhiệt độ. Là loại phân phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Công thức hoá học: KCl
- Thành phần: Chứa 58 - 62% K2O, có thể gặp dạng sản phẩm chỉ chứa 50 - 55 % K2O, do lẫn NaCl.
- Tính chất:
+ Dạng tinh thể nhỏ, khi tinh khiết có màu xám trắng, nhưng thường còn lẫn nhiều silvinit nên có mầu hỗn hợp trắng, đỏ, hồng. Có vị mặn, tan trong nước dễ dàng, để lâu hút ẩm và đóng cục.
+ Khi bón vào đất, K+ bị keo đất hấp thu rất mạnh và có thể đẩy các cation khác (Ca2+, Mg2+, H+, Al3+, Mn2+...) vào dung dịch đất làm đất mất vôi, hoá chua có khả năng ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây và hoạt động của vi sinh vật có ích trong đất.
+ KCl còn là phân chua sinh lý, nên Cl- có trong thành phần của phân còn có thể làm đất chua đi hơn nữa. Vì vậy trên đất chua việc bón phân kali liên tục cần kèm theo việc trung hoà độ chua gây ra nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới cây trồng và đất để tăng hiệu lực của phân bón.
+ Là loại phân kali có thể dùng để bón lót cho nhiêu loại cây trồng.
+ Ion Cl- gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và có thể cả năng suất của nhiều loại cây trồng (nho, thuốc lá, cam quýt, hành tỏi...). Nhưng do ion Cl- không được keo đất giữ nên khi bắt buộc phải sử dụng các loại phân này cho nhóm cây trồng mẫn cảm thì chúng ta phải tiến hành bón lót sớm.
H,n89y7jui* Kali sulphat
Sunphat kali có thể chế biến bằng phương pháp tạo phản ứng trao đổi giữa KCl và MgSO4.
Công thức hoá học: K2SO4.
- Thành phần: Chứa 45 -52 % K2O và 18% S. - Tính chất:
+ Có dạng kết tinh màu trắng tinh, hút ẩm, không dính, ít chảy nước, có vị đắng, hoà tan trong nước dễ dàng.
+ Khi bón vào đất, K+ bị keo đất hấp thu rất mạnh và có thể đẩy các cation khác (Ca2+, Mg2+, H+, Al3+, Mn2+...) vào dung dịch đất làm cho phản ứng của đất trở thành chua đột ngột, có khả năng ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sự sinh trưởng cây cây và hoạt động của vi sinh vật có ích trong đất. Kết quả đất bị chua không chỉ do H+ mà còn do cả Al3+.
+ Là phân chua sinh lý nên 2−
4
SO có trong thành phần của phân còn có thể làm chua đất đi hơn nữa. Vì vậy liên tục bón cho cây đặc biệt cho các cây có nhu cầu kali cao và trên những đất có độ bão hoà bazơ thấp làm đất có xu hướng chua đi.
- Đặc điểm sử dụng:
+ Sử dụng tốt cho mọi loại cây trồng và nhiều loại đất, đặc biệt là các đất nghèo S trừ đất trũng, đất mặn.
+ Đặc biệt quý cho các cây cần được bón nhiều kali mà mẫn cảm xấu với clo như thuốc lá, khoai tây, cam, chanh… hay các cây trồng có nhu cầu cao về S như các cây họ thập tự, họ đậu.
Là hỗn hợp của KCl với silvinit
- Công thức hoá học: gồm hỗn hợp của NaCl + KCl - Thành phần: 38 – 42% K2O
- Đặc điểm sử dụng: Sử dụng tốt cho các loại cải củ, khoai lang nhưng có ảnh hưởng xấu đến những cây mẫn cảm với clo.
* Patent kali (hay kalimag)
Là hỗn hợp của 2 loại muối: Sulphas kali và sunphas magiê Công thức hoá học: K2SO4.MgSO4.6H2O
- Thành phần: chứa 29% K2SO và 9% MgO
- Tính chất: Dạng bột hay viên không rõ hình, có màu xám hồng, hoà tan trong nước dễ dàng, là phân chua sinh lý.
- Đặc điểm sử dụng: Dạng phân kali này sử dụng tốt cho mọi loại cây, nhất là cây trồng mẫn cảm xấu với clo và cây trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo K, Mg.
* Cacbonat kali, phân này có tên là “bồ tạt” hay “bột xút”. - Công thức hoá học: K2CO3
- Thành phần: chứa 50% K2O, nếu nguyên chất thì chứa 56,5% K2O. - Tính chất: rất dễ chảy nước, nên cần được chú ý bảo quản.
- Đặc điểm sử dụng: Thích hợp đối với đất chua, sử dụng để bón lót tốt cho những loại cây không chịu được Clo.
* Ngoài ra còn có các loại phân kali khác như:
- Emgekali (magiê kali): thường được sản xuất ở Đức - Reform kali: Thường được sản xuất ở Liên Xô và Đức.
3.1.3. Tro bếp
Tro là sản phẩm của quá trình đốt gỗ, rơm rạ mà có. Từ xa xưa người nông dân Việt Nam đã có tập quán sử dụng Tro bếp làm phân bón do trong tro bếp chứa nhều chất dinh dưỡng dễ tiêu với cây trồng (kali, lân, vôi và nhiều nguyên tố vi lượng), đặc biệt là yếu tố kali.
phân và chỉ đốt nương, rẫy trước khi gieo trồng. Trên thực tế, trong những trường hợp trên đã sử dụng Tro làm phân bón.
- Thành phần hoá học: Tro bếp chứa kali, canxi, lân và các nguyên tố vi lượng. Trong đó nhiều nhất là K rồi đến Ca và P. Về thành phần dinh dưỡng của tro bếp, có thể coi nó là một loại phân đa yếu tố. Tuỳ nguyên liều đem đốt mà được Tro với tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau.
Bảng 2.2. Thành phần chính của các loại Tro bếp
Các loại Tro K2O (%) P2O5 (%) CaO (%)
Tro ngũ cốc 16,2 – 35,3 2,5 – 4,7 15,0
Tro cây lá rộng 10 3,5 30
Tro gỗ lá kim 6,0 2,5 35,0
Tro cây Hướng dương 36,3 2,5 18,5
Tro phân chuồng 11,0 5,0 9,0
Tro than bùn 1 1,2 29
Tro than đá 2 1 0
Hàm lượng kali trong tro bếp thay đổi từ 2 - 36% K2O cho nên sử dụng làm phân bón thay thế một phần phân kali.
- Tính chất: Kali tồn tại dưới dạng K2CO3 rất dễ tan trong nước. Tro bếp có phản ứng kiềm, do có nhiều CaO và các chất kiềm khác.
- Đặc điểm sử dụng:
+ Có thể dùng tro để bón cho tất cả các loại đất và các loại cây, đặc biệt là cây mẫn cảm với clo. Trong thành phần của tro có vôi nên rất hiệu quả trên các loại đất chua, đất cát và đất than bùn nghèo kali.
+ Tro phải để nơi khô ráo, nếu để bị ướt sẽ rửa trôi mất hết kali, chất lượng tro bón sẽ giảm.
+ Tro có thể dùng làm phân bót lót (bón lót trước khi cày trên đất nặng và trước khi gieo trên đất nhẹ), bón thúc cho cây chăm sóc giữa hàng đều được .
+ Không nên trộn tro gỗ (ít Si) với phân bắc, nước giải vì sẽ làm mất nhiều N của các nguồn phân này. Có thể trộn tro rơm rạ với phân bắc vì tro này có khả
năng kiềm hoá thấp do có nhiều SiO2 nên ít khả năng làm mất N lại nhanh chóng khử mùi hôi thối thối của phân.