Nên bón theo hàng, theo hốc, càng gần rễ cây càng tốt.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 31)

- Nên bón cho đất có pH < 5, rất ngèo lân (P2O5 < 0,06 %) và bón với liều lượng cao để đảm bảo cho hiệu quả nhanh và rõ. liều lượng cao để đảm bảo cho hiệu quả nhanh và rõ.

- Hiệu lực của phân lân thiên nhiên phụ thuộc vào độ mịn của phân và

kéo dài qua nhiều vụ. Đây là dạng phân lân có hiệu lực tồn tại lâu nhất.

- Phân này chỉ phát huy được hiệu quả khi được bón đủ đạm.

- Nên bón các dạng phân này kết hợp với các loại phân chuồng, phân

xanh, phân chua sinh lý, supe lân để làm tăng hiệu lực của phân bón

- Nên bón các phân lân thiên nhiên cho cây phân xanh, cây bộ đậu để vận dụng khả năng đồng hoá khó tiêu cao của cây phân xanh

- Đây là các dạng phân lân rất thích hợp cho việc bón phân cải tạo đất.

2.1.3. Phân lân chế biến bằng axít

Supe lân (supe photphat) là dạng phân lân thuộc nhóm phân lân chế biến bằng axit (tác động H2SO4 đặc với quặng apatit để chuyển apatit thành photphat 1 Canxi). Có 3 loại supe lân khác nhau trên thế giới: đơn, giàu và kép. Ở Việt Nam hiện đang chỉ sản xuất phân lân supe đơn.

- Thành phần: 16 – 18% P2O5 (dao động 14 – 21%); 8 - 12% S; khoảng 23% CaOvà 5% H3PO4; CaSO4 chiếm 40% trọng lượng của phân.

- Tính chất:

+ Có mùi hắc, độ ẩm khá, màu xám trắng hay xám sẫm (tuỳ theo nguyên liệu chế biến), dạng bột hay dạng viên.

+ Chứa lân ở dạng H2PO4- hoà tan trong nước, rất dễ được cây sử dụng.

Đây là loại phân bón vừa chứa lân vừa chứa lưu huỳnh đều ở dạng rất dễ tiêu

đối vối cây.

+ Phân có độ chua hoá học do lượng axit dư trong thành phần của phân, nhưng cũng chứa lượng khá lớn CaO nên tự có tác dụng khử chua.

+ Ở dạng viên phân thường có hàm lượng lân cao hơn, lượng axit thấp hơn

và có thêm các nguyên tố vi lượng hay có các chất khác (mùn) trộn thêm vào

thuận lợi cho cây trồng cạn, hạn chế H2PO4- tiếp xúc với đất nên nâng cao hiệu lực của phân, tiện lợi hơn cho vận chuyển bảo quản, tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên trong điều kiện ẩm độ cao của Việt Nam, nhất là khi bón cho cây lúa nước phân viên dễ bị tả thành bột và có hiệu quả không hơn supe dạng bột.

+ Khi bón trên đất rất chua, nghèo chất hữu cơ, giàu sắt nhôm di động photphat hoá trị I của phân có thể tạo thành các phosphat sắt nhôm khó tiêu đối với cây làm giảm hiệu lực của phân bón này. Đồng thời cũng tạo khả năng khử độc nhôm của supe lân ở đất quá chua giàu nhôm di động.

Ca(H2PO4)2 + 2Al(OH)3 2AlPO4 + Ca(OH)2 + 4HO

+ Ở đất chua H2PO4- không chỉ phản ứng với Fe3+, Al3+ hoà tan mà còn phản ứng với các oxit ngậm nước: gilesit (Al2O3.3H2O), goethit (Fe2O3. 3H2O) tạo thành các chất không tan nên H2PO4- càng làm giảm hiệu lực của phân

Al2O3.3H2O + H2PO4- AlPO4 . 2H2O 

+ Khi bón trên đất kiềm, phophat hoá trị I của supe lân có thể tạo thành các

Ca( H2PO4)2 + 2Ca(HCO3)2 Ca3(PO4)2  + 4H2O + 4CO2

Quá trình hấp thu hoá học trên dẫn đến việc chuyển lân hoà tan trong supe lân thành khó tiêu do môi trường đất chua hay kiềm, có thể giảm đi nhiều nếu trong đất có tỷ lệ mùn cao.

- Đặc điểm sử dụng :

+ Supe lân sử dụng tốt nhất trên đất trung tính, nếu bón cho đất quá chua

thì phải bón vôi trước để trung hoà độ chua của đất tới khoảng pH = 6,5 thì phân mới phát huy được hiệu quả. Vì trong môi trường chua hay kiềm dạng dinh dưỡng

lân H2PO4- hoà tan trong nước của supe lân sẽ bị sắt, nhôm hay Ca cố định chặt (thành dạng khó tiêu với cây) làm mất ưu thế rất dễ tiêu đối với cây trồng của loại phân này.

+ Supe lân có thể dùng để bón lót, bón thúc cho các loại cây trồng, nhưng bón lót vẫn cho hiệu quả cao nhất. Do phân có chứa lân ở dạng hoà tan trong

nước nên Supe lân là loại phân lân duy nhất có thể dùng để bón thúc.

+ Đối với đất trồng màu nên dùng supe lân viên để hạn chế việc tiếp xúc giữa Ca(H2PO4)2 và đất, xẩy ra quá trình hấp thu hoá học (hạn chế việc cố định lân trong đất). Đối với đất trồng lúa thì supe lân viên và bột có hiệu quả như nhau.

+ Để nâng cao hiệu quả sử dụng của supe lân, nên trộn supe lân với

phân lân tự nhiên (apatit, photphorit…) phân chuồng, nước giải trước khi bón

cho cây trồng.

+ Bón supe lân cho các loại cây mẫn cảm với lưu huỳnh như: Cây họ đậu, cây họ thập tự, các loại rau, cây thuốc.

+ Phân supe lân chỉ có hiệu quả khi bón cho đất có đủ đạm hoặc được

kết hợp cân đối với phân đạm

2.1.4. Phân lân chế biến bằng nhiệt

Là dạng phân lân chế biến bằng cách dùng nhiệt độ cao (Apatit 1400 – 1500oC phân lân nung chảy) nên còn có tên là phân lân nhiệt luyện hay Tecmophosphat. Ở Việt Nam dạng phân này do 2 công ty phân lân nung chảy Văn Điển và Ninh Bình

sản xuất nên còn thường được gọi là phân lân Văn Điển hay Ninh Bình.

- Công thức hoá học: Phức tạp, lân tồn tại dưới dạng tetra canxi phosphat

Ca4P2O9 và muối kép tetra canxi phosphat và canxi silicat: Ca4P2O9. CaSiO3.

- Thành phần: Chứa 15 - 20% P2O5; 24 - 30% CaO, 18 - 20% MgO; 28 - 30% SiO2; 4,5 - 8,0% R2O3 và một số nguyên tố vi lượng.

- Tính chất:

+ Phân có phản ứng kiềm, pH = 8 - 10, dạng bột, viên hay hạt có cạnh

sắc, khô (độ ẩm <1%), không hút ẩm, bảo quản dễ, có màu xám đen, óng ánh như thuỷ tinh (nên còn được gọi là phân thuỷ tinh).

+ Phân chứa lân dưới dạng HPO2-

4, hoà tan trong axit yếu nên cũng dễ tiêu với cây trồng, dễ bảo quản. Do phân có tỷ lệ CaO và MgO khá cao, lại có tiêu với cây trồng, dễ bảo quản. Do phân có tỷ lệ CaO và MgO khá cao, lại có phản ứng kiềm nên rất thích hợp với chân đất bạc màu pH chua, Ca, Mg

(nhất là Mg) bị rửa trôi nhiều.

+ Khi bón phân nung chảy vào đất, phân tuy không hoà tan trong nước, nhưng dưới tác động của độ chua đất, các axit yếu do rễ cây và vi sinh vật có ở trong đất tiết ra làm cho dạng phân này trở thành dễ tiêu với cây. Dạng phân này

có nhiều ưu điểm khi sử dụng trong điều kiện đất lúa ngập nước, đất nghèo Si, Ca, Mg hay cho các cây có nhu cầu về các chất trên cao.

+ Hiệu lực của phân lân nung chảy phụ thuộc vào độ mịn của phân, tuy nhiên độ mịn 0,175mm đang được sản xuất được xác định là hợp lý vì nhỏ hơn sẽ gây bụi.

- Đặc điểm sử dụng:

+ Đây là các dạng phân lân thích hợp nhất cho cây trồng trên đất chua

hay cây trồng có phản ứng xấu với độ chua do tính kiềm và khả năng cải tạo độ chua đất của phân.

+ Phân cũng rất thích hợp cho các loại đất bạc màu, đất trũng, đất đồi

dưỡng đi kèm có trong phân lân nung chảy.

+ Đây là dạng phân lân thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là

các cây có nhu cầu Mg, Si, Ca cao. Bón dạng phân này cho cây lúa trồng trong

điều kiện ngập nước phân trở nên dễ tiêu hơn lại ít rửa trôi, ngoài ra lúa là cây yêu cầu Si cao, nhất là trong điều kiện thâm canh.

+ Để đảm bảo hiệu quả dạng phân này cũng chỉ nên dùng để bón lót cho

cây (do chứa dinh dưỡng không hoà tan trong nước). Khi bón cho cây trồng cạn cần bón theo hàng, theo hốc, bón càng gần rễ càng tốt nhằm tạo điều kiện cho cây hút lân được tốt hơn.

+ Do phân có phản ứng kiềm, cần tránh trộn phân lân nung chảy với

phân đạm amôn và có thể làm mất đạm ở dạng NH3. Cũng không nên dùng phân lân nung chảy để ủ với phân hữu cơ vì có thể làm mất đạm vô cơ trong quá trình phân giải.

2.2. Kỹ thuật sử dụng phân lân

2.2.1. Chọn dạng phân bón:

Để phát huy hết hiệu quả của phân lân đối với cây trồng, trước khi sử dụng phân lân chúng ta cần lựa chọn loại phân lân phù hợp dựa trên các cơ sở sau:

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w