Trong cùng 1 loại cây: ở giai đoạn còn non cây thường rất mẫn cảm vớ

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 127)

lượng muối cao, khả năng chịu được nồng độ dinh dưỡng tăng dần khi cây trưởng thành.

* Phản ứng của cây đối với độ chua: không chỉ liên quan tới việc xác định nhu cầu bón vôi mà còn liên quan tới dạng phân bón và phương pháp bón phân cho cây, vì mỗi loại cây trồng có khả năng chịu pH khác nhau tuỳ thuộc vào: giống, thời kỳ sinh trưởng và thời kỳ phát dục.

Cần phân biệt:

- Phạm vi pH mà cây sinh trưởng và phát triển bình thường - Pạm vi pH tối thích.

- Phạm vi pH cây vẫn sống được nhưng ảnh hưởng tới năng suất.

Các khái niêm này có khi phù hợp với nhau, nhưng cũng có khi không phù

hợp. Có loại cây pH tối thích là trung tính - ít chua, nhưng lại có thể chịu được pH khá chua mà không chết, trong khi đó, có loại cây với pH tối thích vào khoảng hơi chua, nhưng lại không có khả năng chịu được đất quá chua.

* Phản ứng của cây đối với phân bón: là cơ sở để chọn loại và dạng phân bón phù hợp cho cây nhằm đạt hiệu quả sử dụng phân bón cao. Liên quan tới đặc điểm này của cây các nhóm cây trồng được chia thành các nhóm sau:

+ Nhóm cây phản ứng tốt với phân khoáng như: lúa mỳ, ngô, lúa gạo… Đối với nhóm cây này dùng phân khoáng là chủ yếu do đạt hiệu quả cao, phân hữu

cơ chủ yếu nhằm ổn định hàm lượng mùn hay để cải tạo đất tạo điều kiện để phân khoáng phát huy tác dụng.

+ Nhóm cây phản ứng tốt với phân chuồng như: khoai tây, củ cải đường, nhiều loại rau…Đối với các cây trồng thuộc nhóm này nên ưu tiên bón nhiều

phân chuồng vì đạt hiệu quả sử dụng cao, bổ sung phân khoáng thích hợp nhằm khắc phục hạn chế trong cung cấp dinh dưỡng của phân chuồng (không kịp thời).

+ Nhóm cây phản ứng xấu với ion Cl- như: thuốc lá, khoai tây, cam quýt... Cần tránh bón các phân có chứa clo cho chúng để tránh ảnh hưởng xấu tới

chất lượng.

2.3.2. Đặc điểm đất trồng

Tính chất đất bao gồm (sinh tính, hoá tính, lý tính) có ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất và chuyển hoá của phân bón trong đất. Tính chất đất quyết định tất cả những nội dung liên quan đến quy trình bón phân cho cây trồng (do bón phân phải thông qua đất ngoài ra còn là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây). Vì vậy rất cần thiết “nhìn đất” để xây dựng quy trình bón phân cho cây, đặc biệt ở các chỉ tiêu sau:

* Lượng chất dinh dưỡng đất có thể cung cấp cho cây trồng: thể hiện độ phì (hay độ màu mỡ của đất) được xác định bởi: hàm lượng các dinh dưỡng tổng số (độ phì tiềm tàng) và dễ tiêu trong đất (độ phì thực tế) là cơ sở quan trọng để xác định lượng phân bón cho cây trồng.

Tuy nhiên: Cây trồng có khả năng sử dụng chất dinh dưỡng dễ tiêu rất

khác nhau một chất có thể là khó tiêu đối với cây này lại là dễ tiêu đối với cây

khác, hoặc là khó tiêu ở thời kỳ cây còn non, sẽ dễ tiêu hơn ở thời kỳ cây trưởng thành.

Vì vậy: hàm lượng chất dinh dưỡng tổng số hay dễ tiêu, cũng thể hiện

một cách tương đối khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng so

với đối chứng nào đó.

Trồng trọt trên đất có độ phì nhiêu cao, cây có phản ứng với phân bón

thấp nên cần bón ít phân và ngược lại. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không tuân theo quy luật trên do: đặc điểm của cây (vd như khoai tây cho hiệu suất phân bón cao trên đất tốt), môi trường chua, TPCG đất (cố định chất dinh dưỡng làm cây không hút được, rễ cây không phát triển đươc).

Để đầu tư phân bón hợp lý: người ta thường dựa vào bản đồ Nông hoá và

màng lưới thí nghiệm phân bón.

Bản đồ Nông hoá chỉ tập trung phản ánh một số tính chất nông hoá (chỉ tiêu hoá học của độ phì đất) và chủ yếu của tầng đất canh tác nên rất tiện cho việc ứng dụng trong

phân bón, cải tạo đất...Tuy nhiên đây là những tính chất mau thay đổi, đặc biệt trong điều kiện thâm canh nên ở các nước tiên tiến cứ 5 năm làm lại một lần bản đồ Nông hoá.

* Độ thuần thục của đất

Độ thuần thục của đất là kết quả của mối quan hệ chặt chẽ giữa các tính

chất đất với các biện pháp kỹ thuật trồng trọt (luân canh cây trồng, bón phân, cày sâu, trồng cây phân xanh, bón vôi ...) trong đó bón phân là một biện pháp nâng cao

độ thuần thục của đất rất hiệu quả. Độ thuần thục của đất ảnh hưởng tới việc chọn loại phân và kỹ thuật bón phân.

Đất có độ thuần thục cao có đầy đủ các điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt (do có tầng canh tác dầy, nhiều mùn, có tính đệm cao, nhiều VSV có ích, kết cấu đất tốt, hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu cao, dung tích hấp thu lớn, độ bão hoà bazơ cao, tổng lượng muối tan thấp) có khả năng chịu được những

lượng phân khoáng lớn và cho hiệu suất phân bón cao. * Tỷ lệ mùn trong đất (chất hữu cơ)

Lượng mùn trong đất liên quan nhiều đến lý, hoá và sinh tính của đất như: tổng lượng chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm, hàm lượng các chất dễ tiêu,

lượng bão hoà tối đa, dung tích hấp thu, chế độ khí, chế độ nhiệt trong đất, tính đệm của đất và đặc điểm hoạt động của vi sinh vật đất.

Do đó, lượng mùn trong đất quyết định nhiều mặt trong chế độ bón

như: trước hết là hướng sử dụng phân hữu cơ và phân vô cơ; lượng phân, loại

phân và cách bón.

Các loại phân hữu cơ trước tiên nên bón cho các loại đất có tỷ lệ mùn thấp.

Nên bón phối hợp phân hữu cơ và vô cơ để vừa cải tạo đất vừa cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.

Hàm lượng mùn cao làm: tăng khả năng hấp thu của đất, cho phép sử

dụng lượng phân hoá học cao hơn mà ít gây hiện tượng xót cây. Nó cũng cho phép bón phân hoá học ít lần, hoặc chỉ cần bón lót, không cần bón thúc mà phân vẫn không bị rửa trôi.

* Thành phần cơ giới đất

TPCG cũng ảnh hưởng đến tính đệm và hấp thu của đất nên quyết định việc cố định hay di chuyển phân trong đất vì vậy QTBP trên đất có TPCG khác nhau có khác nhau:

Đất có TPCG nhẹ: chất dinh dưỡng dễ di chuyển, dễ làm nồng độ dung

dịch đất tăng cao và bị mất, đất có tốc độ phân giải chất hữu cơ nhanh, tỷ lệ mùn thấp. Do đó bón phân cho cây trồng trên đất nhẹ phải lưu ý các vấn đề sau:

Chọn các loại phân ít bị rửa trôi (nên dùng N-NH4+ )

Bón nhiều phân hữu cơ ít hoai dưới các dạng khác nhau (cây PX, tàn thể thực vật) để tăng tính đệm và khả năng giữ nước giữ phân của đất. Phân hữu cơ bón sâu vào tầng đất có đủ ẩm để phân giải nhanh hơn .

Bón nhiều phân kali. Phân hoá học vùi nông (tránh bị kéo xuống sâu).

Không bón lót nhiều bằng phân hoá học. Nếu phải bón lượng lớn thì nên bón rải làm nhiều lần, mỗi lần một ít.

Bón kết hợp phân hoá học với phân hữu cơ (VSV trong phân hữu cơ giữ N , K được giữ trong hệ hấp thu của chất hữu cơ do đó nồng độ dung dịch đất không tăng quá cao và phân không bị rửa trôi).

Đất có thành phần cơ giới nặng

- Bón được các loại phân dễ tan ít bị hấp thu (như N - NO3-), phân hữu cơ hoai mục.

- Có thể bón phân với số lượng nhiều mà không cần phải chia ra làm nhiều lần .

- Áp dụng các biện pháp để tránh quá trình hấp phụ và giữ chặt lân trong đất (Bón vôi cho đất chua, trung hoà độ chua của các loại phân đem bón, bón lân + phân hữu cơ, bón supe lân viên, phân tầng bón lân, bón theo hốc theo hàng gần hạt gieo).

* Độ mặn của đất và việc bón phân

Đất có nồng độ muối cao >0.1 % gọi là đất mặn. Tuỳ theo nồng độ muối tan trong dung dịch đất người ta phân cấp mặn như sau:đất mặn ít (TSMT: 0.1 - 0.2%), đất mặn TB (TSMT: 0.2 - 0.3%),đất mặn nhiều (TSMT: 0.3 - 0.4%) và đất rất mặn (TSMT > 0.5%)- nếu không có biện pháp cải tạo thì không thể trồng trọt được .

Chế độ bón phân cho cây trồng trên đất mặn cần lưu ý :

- Lượng phân bón hoá học bón lót nên thấp hơn trên các loại đất khác. Bón phân có hàm lượng dinh dưỡng cao ít để lại ion thừa trong đất như: Urê, supe lân kép, phân phức tạp: nitrat photphat kali.

- Phân hoá học nên bón sâu vào tầng đất sâu có độ ẩm cao, không nên bón phân cục bộ (theo hàng, hoặc theo hốc) .

- Bón phối hợp phân hữu cơ với phân hoá học .

- Kết hợp bón phân tưới nước, giữ ẩm sau khi bón hạn chế nồng độ dung dịch đất tăng cao, tìm mọi biện pháp duy trì độ ẩm đất để hạ thấp nồng độ muối.

- Tận dụng biện pháp bón phân qua lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây vào lúc cần thiết quyết định năng suất .

* Độ chua của đất

Độ chua của đất có khả năng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng và hoạt động hút thức ăn của hệ rễ. Ngoài ra cũng ảnh hưởng đến sự chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất và hoạt động phân giải các chất hữu cơ của vi sinh vật đất. Vì vậy, khi xây dựng quy trình bón phân cho cây trồng

trên đất chua cần chú ý khắc phục những đặc điểm trên.

2.3.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết

Khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất, phân bón hiệu lực của phân bao gồm các yếu tố sau:

- Tổng lượng mưa hàng năm việc phân phối lượng mưa trong năm:

ảnh hưởng đến độ ẩm không khí và ẩm trong đất, do đó ảnh hưởng đến khả

năng hấp thu dinh dưỡng của cây, sự chuyển hoá của các chất dinh dưỡng trong đất.

- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến đến sinh trưởng, phát triển của cây, hoạt động

của vi sinh vật đất, khả năng cung cấp chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất.

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w