Phun lên lá: là phương pháp sử dụng phân vi lượng cho hiệu quả nhanh, tiết kiệm phân bón, thường dùng để khắc phục các triệu chứng thiếu

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 54)

nhanh, tiết kiệm phân bón, thường dùng để khắc phục các triệu chứng thiếu vi lượng biểu hiện thành bệnh. Khi sử dụng phương pháp cần chú ý chọn nồng độ dung dịch và thời điểm phun phân để dung dịch bám được nhiều và lâu trên

lá cây. Tạo điều kiện cho cây hấp thu đạt hiệu quả cao, không làm hại lá cây do nồng độ quá cao. Nồng độ thường được dùng 0,1-0,2%, phun đúng giai đoạn

6. Phân đa yếu tố (2 tiết)

6.1. Vai trò của phân đa yếu tố trong sản xuất nông nghiệp

Từ bấy lâu nay người nông dân thường sử dụng các loại phân đơn để cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Do không có những hiểu biết đầy đủ về nhu cầu cân đối của cây trồng họ đã không những không đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng cân đối của cây trồng để đạt năng suất cao phẩm chất tốt, mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sản xuất và môi trường.

Nhằm giúp người nông dân khắc phục tình trạng trên, các công ty phân bón đã và đang sản xuất những loại phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng theo một tỷ lệ xác định - Phân đa yếu tố. Các loại phân đa yếu tố này có những vai trò

trong sản xuất nông nghiệp như:

- Việc bón phân, đảm bảo cùng một lúc cung cấp đủ về chủng loại và

lượng (cân đối) các chất dinh dưỡng, đúng theo yêu cầu của cây trồng, không

chỉ có tác dụng làm cây trồng sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn, mà còn làm tăng hiệu quả của việc sử dụng phân

bón.

- Các loại phân bón này, có thể đáp ứng cùng một lúc nhu cầu về các chất

dinh dưỡng của cây và giúp cho người nông dân không hiểu biết tường tận về bón phân cân đối, vẫn có thể bón phân cân đối cho cây trồng.

- Như vậy, sản xuất và sử dụng phân đa yếu tố, còn là phương tiện quan

trọng mà xã hội đã tạo ra, nhằm giúp tất cả nông dân có thể phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững (Vì bất kỳ người nông dân nào cũng có thể bón phân

cân đối). Để phù hợp với thực tế này, các Nhà sản xuất và kinh doanh phân bón đang rất quan tâm sản xuất và cung ứng các loại phân bón chuyên dùng cho

từng đối tượng sử dụng (từng thời kỳ bón của mỗi loại cây trồng trên các loại đất

khác nhau).

6.2. Những khái niệm chung về phân đa yếu tố

6.2.1. Định nghĩa về phân đa yếu tố

Phân đa yếu tố (ĐYT) là loại phân bón mà trong thành phần của nó có chứa ít nhất 2 yếu tố dinh dưỡng chính (đa lượng). Ngoài ra trong phân còn có thể có

các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, thuốc trừ cỏ, chất kích thích sinh trưởng ... để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Phân đa yếu tố, còn có thể gọi là phân phức tạp.

6.2.2. Cách gọi tên phân đa yếu tố

Tên phân của phân đa yếu tố được ghép tên của các nguyên tố đa lượng có trong phân thành một tên chung.

Tên phân còn có thể cho biết dạng nguyên tố dinh dưỡng có trong phân, đặc biệt cần thiết đối với yếu tố N. Thí dụ: Nitrophos gồm 2 nguyên tố N

và P mà N ở dạng nitrat, còn Diamophos - DAP cũng gồm 2 nguyên tố N và P, trong đó N-ở dạng amôn NH4 .

Tên của phân đa yếu tố còn thể hiện thành phần và tỷ lệ (%) của các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân, được biểu thị bằng vị trí của các chữ số, theo quy ước thứ tự vị trí số thứ nhất là N, vị trí thứ hai là P2O5 và vị trí thứ ba là K2O.

Nếu trong thành phần của phân có chứa các nguyên tố khác (S, Mg...) thì viết số biểu thị tỷ lệ của nguyên tố đó tiếp theo và phải ghi thêm ký hiệu nguyên tố ngay sau chữ số đó. Thí dụ: Phân phức tạp 20.10.10 cần hiểu là loại

phân phức tạp có 20%N, 10%P2O5, 10%K2O, còn 20-10-10-5(Mg) là loại phân có tỷ lệ N,P,K như trên nhưng có thêm 5% Mg.

6.2.3. Hàm lượng và tỷ lệ các yếu tố dinh dưỡng của phân đa yếu tố

Hàm lượng dinh dưỡng của phân đa yếu tố là tổng số các đơn vị N, P2O5 , K2O có trong 100 kg phân bón, vd: loại phân 5.10.3 có tổng hàm lượng

dinh dưỡng là 18%.

Hàm lượng dinh duỡng trong phân bón có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, đặc biệt là hiệu quả kinh tế của phân bón. Xu hướng hiện nay trên thế giới

người ta sản xuất những loại phân có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Trong phân đa yếu tố còn có hàm lượng của từng loại yếu tố dinh dưỡng đa lượng (là phần cấu thành hàm lượng dinh dưỡng của phân) đồng thời tạo nên tỷ lệ các chất dinh duỡng có trong phân bón. Vì vậy, hàm lượng của từng yếu tố dinh dưỡng và tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn

6.2.4. Phân loại phân đa yếu tố

Việc phân loại phân đa yếu tố có thể theo 2 cách: - Phân loại theo dạng sử dụng: dạng lỏng và dạng rắn.

- Phân loại theo quy trình sản xuất: phân hỗn hợp (phân trộn) và phân hoá hợp (phân phức hợp).

* Phân hỗn hợp (phân trộn):

- Khái niệm: phân hỗn hợp là loại phân đa yếu tố được tạo thành do sự trộn cơ giới các loại phân đơn với nhau (ở dạng rắn cũng như dạng lỏng), không thông qua bất kỳ một phản ứng hoá học nào. Thí dụ: Để có 100 kg phân

hỗn hợp chứa 30% chất dinh dưỡng có tỷ lệ NPK 8-12-10 người ta trộn các loại phân đơn như sau:

(NH4)2SO4 - 40 kg;

Apatit nghiền (34%P2O5) -28 kg; supe lân (17% P2O5) -15 kg; KCl (60% K2O)-17kg.

Các phân hỗn hợp, theo quy trình sản xuất có thể chia ra: phân hỗn hợp một hạt và phân hỗn hợp ba hạt hay "ba màu" (loại phân này sản xuất đơn giản mà không tốt bằng loại phân một hạt).

Một phần của tài liệu Bài giảng phân bón đại học nông nghiệp (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w